Đi tìm an yên nơi núi rừng Măng Đen - Kom Tum
Măng Đen là một thị trấn nhỏ được bao quanh bởi các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng nguyên sinh bao quanh. Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, thị trấn có nền khí hậu miền núi ôn hòa mát dịu quanh năm, được vi như “Đà lạt thứ hai” giữa núi rừng Tây Nguyên. Bài viết dưới đây của Stour.vn sẽ giới thiệu cho du khách những thông tin về Măng Đen – điểm đến mới lạ ở Kon Tum.
Nội dung bài viết
Măng Đen ở đâu?
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, là một cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn với độ cao trên 1200 m so với mực nước biển, phía Bắc khu vực Tây Nguyên. Khí hậu ở Măng Đen quanh năm ẩm lạnh và sương mờ bao phủ.
Đường di chuyển đến Măng Đen?
Đến Măng Đen thường có 2 hướng đi chính là từ Kon Tum lên hoặc Quảng Ngãi đổ về theo QL24. Bạn có thể bắt xe buýt hoặc xe khách đến thị trấn Măng Đen và nhờ lái xe chỉ điểm xuống. Mỗi ngày có nhiều phương tiện giao thông đến Măng Đen nên bạn có thể tham khảo một số nhà xe sau:
Di chuyển từ Kon Tum
Xe buýtXe bus số 6: sđt: 0976 458 368.- Trung bình 30-45 phút 1 chuyến, chuyến sớm nhất 5h30 sáng, chuyến trễ nhất là 17h00.
Xe khách chạy tuyến Kon Tum – Măng Đen (xe 16 chỗ)
Xe Quỳnh Tú: 0905 275 559, xe xuất bến lúc 6h30 và 8h00
Xe Hưng Thịnh: 0905 982 007, xuất bến 5h30.
Đi taxiBạn có thể đi taxi từ Kon Tum lên Măng Đen. Nếu theo giá đồng hồ thì tầm khoảng 500.000VND .
Di chuyển từ Quảng Ngãi
Xe khách Xuân Mai: 0905.101.767 – 01699.109.479- Giờ xuất bến: 6h30, 12h30, 17h00, xe chạy tầm 2,5 – 3h đồng hồ sẽ đến Măng Đen
Di chuyển từ TP.HCM, Gia Lai…
Xe giường nằm Việt Tân Phát: ĐT 0907222777 hoặc 02835118888
Xe giường nằm Phượng Thu: ĐT 0987790099 hoặc 0975235777.
Xe giường nằm Minh Quốc: ĐT: 02603855855
Nhà xe Tân Anh (Limosine): 02603955955
Đối với những khách di chuyển từ xa như Hà Nội, Sài Gòn hay Đà Nẵng nhưng không có nhiều thời gian, bạn có thể đáp xuống sân bay Pleiku sau đó bắt xe đến Măng Đen.
Du lịch Măng Đen mùa nào đẹp?
Măng Đen thuộc vùng có khí hậu ôn đới nên quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không cao chỉ giao động trung bình từ 16-22 độ C. Do khí hậu ôn hòa nên ở đây có khá nhiều hệ động thực vật sinh sống. Hoa nở bốn mùa, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Khung cảnh hoang sơ nhưng tuyệt đẹp ở Măng Đen. Ảnh: FB@sumnguyen
Tuy nhiên bạn nên đi vào thời gian tháng 4, tháng năm hoặc tháng 10 đến tháng 12. Thời điểm vào tháng 4 , tháng 5: đây là khoảng thời gian lý thú nhất bởi bạn sẽ cảm nhận được thòi tiết se se lạnh, không khí trong lành, thoáng đãng với mùi thơm dịu nhẹ của hoa rừng, của lá thông, nhựa thông. Âm thanh của những sợi sương lăn tăn trên những tầng lá rơi tý tách xuống mặt đất, như một bản nhạc du dương mê hoặc lòng người. Rừng thông trải dài, xanh mượt như nhung.
Mai Anh Đào giữa núi rừng Tây Nguyên. Ảnh: FB@dinhhung
Thời điểm vào tháng 10 đến tháng 12 bạn sẽ được du ngoạn trên những sườn đồi lúa chín vàng ươm, những bông lúa trên những thửa ruộng bậc thang rủ bông đua nhau vàng ruộm. Cảnh sắc tuyệt đẹp. Ảnh: FB@hahoang
Các điểm tham quan ở Măng Đen, Kon Tum
Hồ Đăk Ke
Măng Đen không có nhiều điểm tham quan, tập trung lại thành một cụm nên hoàn toàn có thể đi trong một buổi luôn đấy.
Hồ Đak Ke là một trong những điểm tham quan hiếm hoi ở Măng Đen. Từ homestay La Maison đến hồ Đăk Ke chỉ khoảng tầm 600m thôi.
Dù xung quanh hồ đang được xây dựng để phục vụ du lịch nhưng khung cảnh vẫn giữ được nét hoang sơ. Mặt nước hồ xanh trong vắt, xung quanh là những hàng cây xanh chạy dài, thêm một vài nhà sàn cao cao cùng với chiếc cầu nhỏ bắc ngang qua hồ, khung cảnh xinh xắn và tình lắm luôn.
Làng Konbring
Một buổi chiều dạo quanh làng Konbring chính là điều khiến tớ quyết định “băng rừng lội suối” qua quãng đường 400 km từ Huế đến Măng Đen.
Chỉ cần rẽ phải đổ xuống dốc, cảm giác yên bình đã đong đầy. Con đường làng nhỏ đưa tớ đi qua những căn nhà sàn, những ruộng lúa trổ bông vàng, lên đến một ngọn đồi thật cao. Đây là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông, với hơn 90% là người dân tộc Mơ Nâm, mưu sinh chủ yếu từ việc trồng lúa.
Với mình, điều quý giá nhất ở ngôi làng này chính là những đứa trẻ. Ở đây, tụi nhỏ thích ngồi trước sân nhà, chơi dăm ba cái trò của tuổi thơ độ mười mấy năm về trước. Mấy đứa lớn hơn thì thích thả diều, chiều về là đứa đầu làng đạp xe đến rủ đứa cuối làng ra khoảng đất trống để cùng chơi. Ở đây, trẻ con chẳng biết smart phone là gì, chỉ biết núi rừng, hoa lá, cây cỏ là bạn thôi.
Thi thoảng thấy một vài vị khách du lịch như tớ, ánh mắt tụi nhỏ sẽ trở nên rụt rè và có chút “sợ”, nhưng thật ra lại rất muốn trò chuyện cùng, vậy nên chỉ cần các cậu ngỏ lời, tụi nó sẽ cười ngay.
Ảnh: FB@hahoang
Cầu treo
Có lẽ cầu treo là một trong những nét đặc trưng của Măng Đen nói riêng, và Kon Tum nói chung, bởi vì tất cả những chiếc cầu mà tớ đi qua ở Măng Đen đều là cầu treo, chứ không hề thấy một chiếc cầu nào được xây bằng bê tông cốt thép như bình thường.
Tuy nhiên, hầu hết cầu treo ở Măng Đen nhỏ xíu xiu, cũng có quy định rõ ràng là xe máy chỉ được qua từng chiếc một, và nếu đi bộ thì chỉ cho phép dưới 10 người. Nhìn cầu treo cũ kĩ, rỉ màu nhìn sợ thật. Tớ đi cùng với cậu bạn mà không dám ngồi trên xe, phải để cậu bạn chạy xe qua trước rồi mới đi bộ theo sau. Và vì là cầu treo nên mỗi lần đi ngang qua đều thấy rung rung, đi lần đầu thì đúng là run cả tay chân, nhưng vài lần qua về rồi cũng quen thôi. Nhưng nhớ tuân theo quy định của cầu nhé!
Thác Pa Sỹ
Tớ đến Pa Sỹ vào một buổi chiều muộn, cảm giác như đang lạc vào khu rừng thần tiên với không gian lành lạnh, tiếng lá cây xào xạc, tiếng chim ríu rít và tiếng thác đổ càng lúc càng rõ. Sau khi đi bộ qua quãng đường tầm 500m, ngang qua rừng, xuống những bậc thang đá gập ghềnh, thác Pa Sỹ hiện ra thật nhẹ nhàng và yên bình. Tớ không dùng từ hùng vĩ ở đây, bởi vì không như các thác của Tây Nguyên (thác Dray Nur, Dray Sap…) chia thành nhiều nhánh đổ khác nhau, thác Pa Sỹ chỉ có duy nhất một nhánh đổ nước, được bao bọc bởi cả một mảng cây xanh xung quanh.
Theo mình, thác Pa Sỹ là nơi phát triển du lịch nhất ở Măng Đen, khi từng lối đi đều được xây dựng đàng hoàng và có bảng chỉ dẫn rõ ràng. Ngoài ra khu vực xung quanh cũng đang trong quá trình khởi công để tạo thành một khu du lịch sinh thái hoàn chỉnh với quán ăn, chỗ ở, các điểm chụp hình..
MĂNG ĐEN KHÔNG CÓ NHIỀU KHÁCH SẠN
Do nó có phát triển du lịch đâu? Có ai đến đâu mà có nhiều khách sạn? ( Đây là những câu nói mà mọi người dân địa phương hay nói )
Trên đường đến Măng Đen bạn sẽ thấy có rất nhiều khách sạn, homestay, biệt thự bỏ hoang. Theo kinh nghiệm của mình khi đến đây bạn nên ở Homestay thay vì khách sạn vì Homestay ở đây xây theo dạng biệt thự rất đẹp, xung quanh trồng cây um tùm, cảm giác rất gần gũi với thiên nhiên, giá cũng khá rẻ. Chủ homestay này là cặp vợ chồng trẻ sn 95 người Bình Định cực dễ thương, nhiệt tình. Buổi tối 2 vc gọi tất cả khách ở tụ hội lại nướng khoai nói cười rôm rả. Nói chung đúng chất Homestay đó chính là sống cùng chủ và sinh hoạt như 1 người dân ở đó. Mình may mắn được sắp ở phòng đẹp nhất Homestay, view cực đẹp.
Ảnh: FB@sumnguyen
Đến Măng Đen ăn gì?
Đến với Măng đen bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản có một không hai của núi rừng nơi đây.
Cơm lam ống tre
Là đặc sản của các dân tộc ở Tây Nguyên nhưng ở mỗi nơi, cơm lam lại có màu sắc và hương vị đặc trưng. Cơm Lam vùng Kon Plong được nấu từ gạo nếp rẫy ngâm lẫn với lá dứa nên có vị thơm, chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán.
Gà nướng Măng đen
Được ghi vào guinness Việt Nam bởi độ ngon và lạ, gà nướng Măng Đen được đem ướp tẩm với nhiều loại lá và rễ cây với mật ong rừng nên khi nướng rất thơm đặc trưng.
Gà tầm Măng đen
Những du khách đến Măng Đen đã cho rằng, chính bởi khí hậu thời tiết ôn hòa nên gà tầm ở Măng Đen Kon Tum có vị thơm ngon đặc biệt và vị thịt ngọt hơn các vùng khác.
Heo quay Măng đen
Được nuôi dưỡng tự nhiên, ăn rau quả nên heo quay ở đây thịt khá ngon, thơm, rất săn chắc và nhiều dinh dưỡng. Heo khi quay được tẩm ướp gia vị khá đặc biệt, tạo nên đặc trưng của món ăn trong vùng.
Rượu cần
Đến Tây Nguyên nói chung và Măng Đen nói riêng, bạn đừng bỏ lỡ rượu cần. Đây là một thức uống không thể thiếu trên bàn tiệc của người dân tộc Tây Nguyên, nó đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng. Với mùi thơm của gạo, hòa quyện với nước suối trong vắt, tạo nên một vị cay nồng nàn, khó quên.
Gợi ý tour du lịch Măng Đen hấp dẫn
Tour Măng Đen 1 ngày 1 đêm
Chạy xe từ Buôn Mê Thuột lên đến Kon Plong – Măng Đen khoảng 2h đồng hồ.
Nhận phòng (đã book trước)
Điểm tham quan
+ Picnic tại Hồ ĐăkKe,
+Săn mây trên đường đi vào ê ban farm
+ Ghé thăm Vườn Tượng Gỗ trên đường đến thac Pa Sỹ
+Vòng quanh măng đen…
Ăn uống
+ Cơm lam gà nướng
+ Lẩu xuyên tiêu
+ Cafe tối
Sáng hôm sau di chuyển về nhà.
Ảnh: FB@sumnguyen
Phượt Măng Đen 2 ngày 1 đêm: Đà Nẵng – Măng Đen
Ngày thứ nhất
Xuất phát từ Đà Nẵng lúc 5:30, di chuyển qua Quảng Ngãi
Điểm đầu tiên mình đi qua là Làng du lịch cộng đồng Kon Pring. Quảng trường Măng Đen – Đại Ngàn
Đến Măng Đen vào lúc 12h ghé quán Cô Sinh ăn gà nướng và ống cơm lam.
Di chuyển đến Hồ Đăk Ke để ngắm hoa đào
Chùa Khánh Lâm- ngôi chùa bề thế, trang nghiêm nằm ẩn mình trong Khu du lịch sinh thái Măng Đen.
Thác Pa Sỹ là điểm đến tiếp theo. Qua khu du lịch thác Pa Sỹ bạn phải mua vé vào cửa 20k/người (giá cũ là 15k).
Mình dành khoảng 15 phút để chụp hình sống ảo và chuẩn bị về thành phố Kon Tum nhận phòng và nghỉ ngơi.
Ảnh: FB@bayle
Ngày thứ 2
7h ngày: ăn sáng và tham quan Nhà Thờ Gỗ.
Check -in Cầu treo Kon Klor
Tòa Giám Mục
Nhà Rông Kon Klor
Đi vòng quanh thành phố, nghỉ ngơi ăn trưa và chuẩn bị cho hành trình về Đà Nẵng, kết thúc chuyến tham quan.
Măng Đen chỉ có vậy, khí hậu mát mẻ, trong lành, những rặng thông xanh mát, làn gió se lạnh và mùi thơm nhè nhẹ của hoa rừng, của lá thông, nhưng lại khiến tớ thật sự say mê. Dù là một chút ích kỷ, nhưng tớ mong muốn Măng Đen vẫn luôn giản đơn và an yên như vậy, không bê tông hóa, không du lịch hóa, để tớ, và cả các cậu luôn có một chỗ tìm về giữa những bộn bề cuộc sống.
Nguồn: FB@Tổng hợp từ các group du lịch Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề
Phương Thanh
An editor at StourSomething