Kinh nghiệm trekking Ngũ Chỉ Sơn dành cho người mới bắt đầu
Một trong những điểm đến hấp dẫn với các bạn ưa mạo hiểm đó đỉnh Ngũ Chỉ Sơn. Không chỉ địa hình khó đi mà còn là các ngọn núi nằm cạnh nhau. Dưới đây là kinh nghiệm trekking Ngũ Chỉ Sơn dành cho người mới bắt đầu.
Nội dung bài viết
1. Giới thiệu Ngũ Chỉ Sơn
Dãy núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc địa phận xã Giàng Tả Phình huyện Sa Pa. Đặc điểm của dãy núi là gồm năm ngọn núi tựa những ngón tay vươn lênbầu trời. Độ ca trung bình của dãy núi là 2850m. Dãy núi còn được nhận xét là ngọn núi đẹp nhất Tây Bắc.
Dãy Ngũ Chỉ Sơn thuộc Hoàng Liên Sơn, nằm giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường với xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa. Nơi đây nằm cách trung tâm thị trấn Tam Đường 25km. Và cách Khu du lịch Sa Pa chừng gần 40km. Là dãy núi hùng vĩ nhất vùng Tây Bắc. Nơi đây có bốn mùa mây trắng bao quanh, thảm thực vật rừng nguyên sinh phong phú. Bởi vậy, nơi đây là điểm khám phá thú vị về cảnh quan và dành cho các trekker.
2. Khám phá trekking Ngũ Chỉ Sơn
Khám phá Ngũ Chỉ Sơn là để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp. Hơn hết, nơi đây còn có 5 ngọn núi với độ cao 2.650m – 2.800m. Bởi vậy, để leo núi chinh phục Ngũ Chỉ Sơn là thách thức vô cùng lớn.
Dãy núi chạy ngang song song với Tỉnh lộ 155 (từ Sa Pa đi Y Tý). Khi bạn di chuyển ở phía đường tỉnh lộ 155 thì đường lên núi khá thoải, dễ đi. Nhưng sang đến phía đèo Ô Quý Hồ đường đi bắt đầu khó khăn hơn nhiều. Phía này có thể xem là mặt sau của núi, có những vách đá dựng đứng cạnh vực sâu thăm thẳm. Bạn di chuyển phải hết sức cẩn trọng. Khi di chuyển men theo triền núi đi thẳng lên một đỉnh vô cùng khó khăn. Nếu tiếp tục chinh phục các đỉnh còn lại càng không dễ dàng gì.
Tuy nhiên, điểm hấp dẫn đối với các bạn ưa mạo hiểm chính là cảnh quan hùng vĩ. Là hãy núi đẹp nhất Tây Bắc nên khung cảnh tráng lệ, thảm thực vật đa dạng. Càng khó khăn càng thu hút và khơi dậy mong muốn chinh phục. Nên Ngũ Chỉ Sơn vẫn là điểm đến lý tưởng đối với nhiều người.
3. Các cung đường trekking Ngũ Chỉ Sơn
Trước khi chia sẻ về các cung đường, có một điều thú vị đó là câu chuyện về tên Ngũ Chỉ Sơn. Dãy núi gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết. Chuyện kể từ khi trời đất vẫn còn tối tăm, mặt đất vốn bằng phẳng. Như sau đó, một vị thần với thân hình vạm vỡ bỗng dưng xuất hiện. Người một mình làm việc để tạo dựng sông nước, núi non. Vị thần đào đất để đắp đồi núi. Những chỗ bị lấy đất tạo thành ao hồ. Dãy núi được tạo nên từ những bồi đắp thành năm ngọn núi đặt cạnh nhau.
Và để chinh phục năm ngọn núi này, dưới đây là các cung đường dành cho bạn.
Chặng đường đầu tiên đường đi thoải nên chưa có nhiều thách thức. Chặng này dài khoảng 12km. Dọc đường là các con suối, đầm trâu. Đứng ở vị trí dưới chân nhìn lên đỉnh núi bạn sẽ choáng ngợp trước sự hùng vĩ của dãy núi.
Tuy nhiên, càng đi sẽ có thêm nhưng thử thách khác, độ cao khi đi lên khoảng 1300m. Càng đi, cung đường này sẽ xuất hiện nhưng khó khăn, hiểm trở. Nhất là bạn di chuyển vào mùa mưa, đường đi ẩm ướt, tầm nhìn hạn chế. Và điều chú ý nếu đi mùa mưa là bọc chân cẩn thẩn, bởi có nhiều vắt bám quanh.
Điểm thú vị của chặng này chính là thiên nhiên hùng vỹ, tráng lệ. Thảm thực vật thay đổi theo độ cao. Đặc biệt là các tảng đá lớn phủ đầy rêu phong. Tất cả tạo nên cảnh sắc hoang sơ, bí ẩn và thu hút. Thêm một điều đặc biệt nữa, chính là những vườn thảo quả xanh. Thảm xanh này được người dân tộc trồng hai bên đường. Khung cảnh ở chặng đầu đẹp ngỡ ngàng, nên thơ.
Cung đường đi tiếp theo đi qua khe núi, cách đường quốc lộ 4D. Đoạn này sẽ thấy thác Cầu Mây nằm giữa hai bên sườn núi. Thác Cầu Mây là dòng thác đẹp, tráng lệ. Điểm đổ xuống từ trên cao rồi uốn lượn chảy xuống. Bọt tung trắng xóa tạo nên điểm nhấn giữa rừng xanh. Thác Cầu Mây tụa như một tấm lụa mềm lửng lơ giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Tiếp theo của chặng đi, bạn sẽ đến độ cao khoảng 2400m. Khi lên tới đây, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi rõ rệt. Càng lên cao sẽ càng lạnh giá, sương mù bao phủ. Tuy ẩn chưa nhiều thách thức nhưng cảm giác như bước vào một khu vườn cổ tích.
Ở chặng này, đường leo núi vô cùng khó khăn. Theo chia sẻ của những người đã từng đi, bạn sẽ phải tập trung cao độ và vững vàng tinh thần. Bởi nhiều đoạn dốc thẳng đứng. Càng lên cao sẽ chỉ gặp các con dốc nối nhau. Có nhiều người đã bỏ cuộc khi lên tới cung này. Bởi những đoạn dốc thẳng đứng cạnh vực thẳm. Nếu không tập trung sẽ dẫn đến hiểm nguy.
Lúc leo núi, thật khó để dành thời gian quan sát khung cảnh xung quanh. Có lẽ, bạn nên để tâm thái tận hưởng khi lên đến đỉnh núi.
Bao quang ngọn núi là những tầng mây lơ lửng, tạo nên khung cảnh nhiệm màu. Khi lên tới đỉnh núi, chạm vào cột mốc là cảm giác rất hạnh phúc. Vào buổi sáng sớm, dãy Ngũ Chỉ Sơn ẩn hiện trong làn sương và mây trăng tạo nên bức hình bí ẩn. Buổi chiều đỉnh dần chuyển sang xanh lam rồi đến tím sẫm. Mối khoảnh khắc trong ngày đều mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó, nếu may mắn bạn còn được chiêm ngưỡng dãy Hoàng Liên Sơn. Hoặc hướng tầm nhìn đến đỉnh Phan Xi Păng và các đỉnh núi của núi rừng Tây Bắc.
Bao quang ngọn núi là những tầng mây lơ lửng, tạo nên khung cảnh nhiệm màu. Khi lên tới đỉnh núi, chạm vào cột mốc là cảm giác rất hạnh p
Nên trekking Ngũ Chỉ Sơn vào thời gian nào?
Tháng 12-3: Thời điểm này, thời tiết còn lạnh do đang vào độ mùa đông. Ra đến tháng 2, tháng 3 sẽ bớt lạnh hơn. Thảm thực vật thay đổi từ cành cây khô đến sự sinh sôi nảy nở đa dạng.
Tháng 4-5: Thời điểm này thời tiết dịu mát, không quá nóng. Đặc biệt là chưa bước vào mùa mưa nên đây được coi là thời điểm trekking lý tưởng.
Tháng 9-10: Độ tháng 9, 10 là mùa nước đổ của vùng Tây Bắc. Thời tiết khá dễ chịu nhưng sẽ có nhiều cơn mưa bất chợt, bạn cũng cần cân nhắc. Tuy nhiên, thảm thực vật vào mùa này được coi là đa dạng bởi thiên nhiên phong phú.
Trên đây là những chia sẻ cần thiết dành cho các bạn muốn trekking Ngũ Chỉ Sơn. Một trong những điểm đến hấp dẫn và đáng để trải nghiệm. Nếu bạn cần một guide để chuyến đi an toàn hơn, có thể liên hệ tới Fb Ngoc Minh.
Bài viết cùng chủ đề
Ngọc Trà
An editor at StourNothing