Trải nghiệm leo núi Bà Đen chi tiết 2022

avatar
Phương Thanh

An editor at Stour


  • 2022 August 11
  • 5 min read
  • 266
  • 1311 Views

Với cái tên ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam thì phần nào đó các bạn cũng sẽ đoán được. Và đó không có cái tên nào khác là núi Bà Đen, nơi được xứng danh là “Đệ nhất thiên sơn”. Cùng Stour.vn khám phá chi tiết kinh nghiệm leo núi Bà Đen và những lưu ý để có chuyến leo núi thuận lợi nhất nhé!

Ảnh: Sưu tầm Ảnh: Sưu tầm

Nội dung bài viết

Ảnh: Sưu tầm Ảnh: Sưu tầm

Núi Bà Đen Tây Ninh là ngọn núi cao nhất và quen thuộc với các dân phượt miền Nam. Với vị trí cách Sài Gòn khoảng 100km và độ cao chỉ trên 900m, cuối tuần luôn đông đảo các bạn trẻ đến leo núi Bà Đen và khách hành hương.

Lưng chừng núi Bà Đen có chùa Bà khá nổi tiếng, hàng ngày ở đây đều có khách du lịch đến tham quan và hành hương… Từ chùa có đường mòn dẫn lên đỉnh núi và miếu Bà. Đỉnh núi Bà Đen cũng là nơi đặt 1 trạm thông tin của bộ đội.

Vì lượng du khách quá lớn, nhiều thành phần nên từ lâu núi Bà Đen còn được gọi là “bãi rác”, rác từ chai nước, bao nilon bỏ bánh kẹo… đến vỉ nướng của các nhóm bạn trẻ đi cắm trại để lại. Cứ đến mỗi tối thứ bảy, có khoảng 1-200 người cắm trại trên đỉnh núi, và sau khi ra về sáng hôm sau thì “bãi rác” ấy là nhiều thêm một chút.

Gần đây, khi ý thức được nâng lên, nhiều phong trào “dọn rác” của các nhóm phượt và bạn trẻ yêu môi trường diễn ra trên Bà Đen góp phần cho Bà Đen sạch sẽ hơn, gọn gàng hơn rất nhiều, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu.

Nếu bạn có ý định leo núi Bà Đen, có lẽ trước hết bạn hãy tập cho mình thói quen yêu quý môi trường, tự ý thức việc đem xuống núi những loại rác không thể phân hủy như bao nilon, chai nhựa… mà bạn mang lên núi là để bảo vệ môi trường và gìn giữ ngọn núi đẹp này.

Núi Bà Đen có hình dạng như một chiếc nón úp xuống, do đó đường leo lên đỉnh núi Bà Đen gần như là lên dốc và không có nhiều đoạn bằng hay xuống dốc. Leo núi Bà Đen có nhiều cung đường khác nhau:

  • – Leo núi Bà Đen theo đường chùa: đi vào cổng khu du lịch, lên chùa rồi theo lối mòn lên đỉnh, đường này nhiều rác nhất.

  • – Leo núi Bà Đen đường cột điện: đi men theo cột điện từ chân núi lên đỉnh, trạm thông tin của bộ đội. Đây là đường leo núi dễ nhất và cũng khá mát mẻ do đi đa phần trong rừng có cây cối.

  • – Đường ống nước (chưa thử)

  • – Đường Ma Thiên Lãnh

  • – Đường Đá Trắng

…..

Cách nhẹ nhàng và đơn giản để leo núi Bà Đen được mọi người lựa chọn là đường cột điện vì đường đi mát mẻ, không bị lạc, dốc cao đều…, bạn chỉ cần theo đường mòn đi theo đường dây điện, đếm đến tầm hơn 100 cột là đến nơi. Đi đường này mất từ 2-3 tiếng để lên đến đỉnh.

Leo núi Bà Đen theo đường cột điện bạn cần chuẩn bị khoảng 2l nước/người nếu đi về trong ngày và 3-4l nếu ở lại qua đêm. Ăn uống gọn nhẹ với bánh mỳ, xúc xích… Nếu ở lại chuẩn bị thêm than và đồ nướng, lều và túi ngủ để ngủ lại trên núi… Kinh nghiệm leo núi của mình là mang đồ vừa đủ, đừng mang cả siêu thị lên đỉnh núi, vì khi đã leo thì một chiếc áo khoác cũng khiến bạn thấy nặng.

Nếu bạn ở Hà Nội hay những nơi khác thì mua Vé máy bay đi Sài Gòn, từ Sài Gòn chạy dọc quốc lộ 22 về hướng Củ Chi, rẽ qua tỉnh lộ 782 rồi 784, đến đường Bời Lời thì rẽ trái trước khi vào cổng khu du lịch Núi Bà Đen. Bạn cũng có thể dò trên bản đồ tọa độ 11.363634 106.166454 – đây là quán nước Cô Năm, điểm đến quen thuộc của dân leo núi Bà Đen vì vừa có thể gửi xe, uống nước và có võng để nghỉ ngơi. Nếu bạn đến khuya quá, có thể chuyển qua gửi xe ở chùa cách đó 500m.

Từ quán cô Năm, đi men bờ tường đối diện về hướng núi sẽ gặp cột điện đầu tiên. Đây là đoạn dễ lạc nhất của đường này vì đang đi qua rẫy của người dân ở đây. Từ đoạn này bạn chú ý đi theo các vết mũi tên được sơn trên đá. Vừa đi vừa để ý dây điện chạy dọc trên đầu hoặc một bên. Sau 30p đầu tiên thì chỉ còn một con đường mòn duy nhất để lên đỉnh thôi, vừa đi vừa đếm cột để thấy khoảng cánh lên đỉnh đang nhỏ dần…!

Ảnh: Phuong Thanh

 Thật ra việc leo núi Bà Đen không quá tốn sức nhưng cũng không thể chủ quan. 30 phút đầu tiên của một hành trình leo núi bao giờ cũng dễ gây mất tinh thần nhất nếu chưa có đi nhiều hoặc không có thói quen vận động.

Mình từng gặp vài trường hợp các bạn nữ chung đoàn đến điểm này là mặt tái mét, thở dốc và không muốn đi tiếp… Lúc này tiếp thêm 1 chút nước, mang đồ phụ và động viên tinh thần nhau là cách mà các bạn đó có thể cùng lên đỉnh được với đoàn, thậm chí có nhiều đoạn những bạn này lại là những người luôn dẫn đầu đoàn.

Dọc đường cột điện leo núi Bà Đen sẽ có một khe nước nhỏ ở bãi đá cột điện số 55, đây là điểm dừng chân lý tưởng vì nằm ở 1/2 đường đi, mọi người có thể lấy thêm nước và rửa mặt, nghỉ ngơi. Cảm giác sẽ hồi phục lại sức khỏe và cực kỳ sảng khoái.

Ảnh: Sưu tầm Ảnh: Sưu tầm

Càng leo lên cao sẽ càng thấy sự thay đổi của các loại cây, nếu dưới chân núi là xoài, điều thì càng lên cao sẽ là tre trúc, lên đỉnh thì chỉ chủ yếu là lau, cỏ bụi… Đồng thời bạn sẽ có cảm giác đi từ phía dưới mây, ngang tầng mây và vượt qua cả những đám mây. Đó là 1 cảm giác rất tuyệt vời.

Men theo cột điện, khi nào bạn thấy được 2 cột đá và hàng rào kẽm gai, cột ăng ten thì đó là đỉnh núi, điểm cao nhất thì ở trong khu vực của bộ đội rồi. Bạn có thể cắm trại ở khu vực này hoặc di chuyển theo đường mòn ven bờ rào vòng ra hướng đông. Khu vực này thì thường sẽ đông hơn nhưng cũng có nhiều view hơn vì có thể nhìn được hồ Dầu Tiếng từ trên cao, là hướng đón bình minh và nếu may mắn có thể gặp được cả biển mây. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực thường đông đúc nên sẽ có rất nhiều rác và các nhóm khác cắm trại nên sẽ ồn ào rất nhiều.

Ảnh: Sưu tầm Ảnh: Sưu tầm

Một số lưu ý và kinh nghiệm không thể bỏ qua khi Leo núi Bà Đen

  • Vì lượng du khách quá lớn, nhiều thành phần nên từ lâu núi Bà Đen còn được gọi là "bãi rác", rác từ chai nước, bao nilon bỏ bánh kẹo... đến vỉ nướng của các nhóm bạn trẻ đi cắm trại để lại. Cứ đến mỗi tối thứ bảy, có khoảng 1-200 người cắm trại trên đỉnh núi, và sau khi ra về sáng hôm sau thì "bãi rác" ấy là nhiều thêm một chút. Gần đây, khi ý thức được nâng lên, nhiều phong trào "dọn rác" của các nhóm Phượt và bạn trẻ yêu môi trường diễn ra trên Bà Đen góp phần cho Bà Đen sạch sẽ hơn, gọn gàng hơn rất nhiều.

  • Nếu bạn có ý định leo núi Bà Đen, có lẽ trước hết bạn hãy tập cho mình thói quen yêu quý môi trường, tự ý thức việc đem xuống núi những loại rác không thể phân hủy như bao nilon, chai nhựa... mà bạn mang lên núi là để bảo vệ môi trường và gìn giữ ngọn núi đẹp này.

  • Cách nhẹ nhàng và đơn giản để leo Bà Đen được mọi người lựa chọn là đường cột điện vì đường đi mát mẻ, không bị lạc, dốc cao đều..., bạn chỉ cần theo đường mòn đi theo đường dây điện, đếm đến tầm hơn 100 cột là đến nơi. Đi đường này mất từ 2-3 tiếng để lên đến đỉnh.

  • Từ Sài Gòn chạy dọc quốc lộ 22 về hướng Củ Chi, rẽ qua tỉnh lộ 782 rồi 784, đến đường Bời Lời thì rẽ trái trước khi vào cổng khu du lịch Núi Bà Đen. Bạn cũng có thể dò trên bản đồ tọa độ 11.363634 106.166454 - đây là quán nước Cô Năm, điểm đến quen thuộc của dân leo núi Bà Đen vì vừa có thể gửi xe, uống nước và có võng để nghỉ ngơi. Vì leo núi Bà Đen có người leo sáng, nhưng cũng có những người leo đêm (đây là trải nghiệm cực kỳ thú vị), nên nếu bạn đến khuya, cứ gọi cửa, sẽ có người mở cửa giữ xe cho bạn.

  • Từ quán cô Năm, đi men bờ tường đối diện về hướng núi sẽ gặp cột điện đầu tiên. Đây là đoạn dễ lạc nhất của đường này vì đang đi qua rẫy của người dân ở đây. Từ đoạn này bạn chú ý đi theo các vết mũi tên được sơn trên đá. Vừa đi vừa để ý dây điện chạy dọc trên đầu hoặc một bên. Sau 30p đầu tiên thì chỉ còn một con đường mòn duy nhất để lên đỉnh thôi, vừa đi vừa đếm cột để thấy khoảng cánh lên đỉnh đang nhỏ dần...!

  • Thật ra việc leo núi Bà Đen không quá tốn sức nhưng cũng không thể chủ quan. 30 phút đầu tiên của một hành trình leo núi bao giờ cũng dễ gây mất tinh thần nhất nếu chưa có đi nhiều hoặc không có thói quen vận động.

  • Mình từng gặp vài trường hợp các bạn nữ chung đoàn đến điểm này là mặt tái mét, thở dốc và không muốn đi tiếp... Lúc này tiếp thêm 1 chút nước, mang đồ phụ và động viên tinh thần nhau là cách mà các bạn đó có thể cùng lên đỉnh được với đoàn, thậm chí có nhiều đoạn những bạn này lại là những người luôn dẫn đầu đoàn.

  • Dọc đường cột điện leo Bà Đen sẽ có một khe nước nhỏ ở bãi đá cột điện số 55, đây là điểm dừng chân lý tưởng vì nằm ở 1/2 đường đi, mọi người có thể lấy thêm nước và rửa mặt, nghỉ ngơi. Cảm giác sẽ hồi phục lại sức khỏe và cực kỳ sảng khoái.

  • Càng leo lên cao sẽ càng thấy sự thay đổi của các loại cây, nếu dưới chân núi là xoài, điều thì càng lên cao sẽ là tre trúc, lên đỉnh thì chỉ chủ yếu là lau, cỏ bụi... Đồng thời bạn sẽ có cảm giác đi từ phía dưới mây, ngang tầng mây và vượt qua cả những đám mây. Đó là 1 cảm giác rất tuyệt vời.

  • Men theo cột điện, khi nào bạn thấy được 2 cột đá và hàng rào kẽm gai thì đó là đỉnh núi, điểm cao nhất thì ở trong khu vực của bộ đội rồi. Bạn có thể cắm trại ở khu vực này hoặc di chuyển theo đường mòn ven bờ rào vòng ra hướng đông. Khu vực này thì thường sẽ đông hơn nhưng cũng có nhiều view hơn vì có thể nhìn được hồ Dầu Tiếng từ trên cao, là hướng đón bình minh và nếu may mắn có thể gặp được cả biển mây. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực thường đông đúc nên sẽ có rất nhiều rác và các nhóm khác cắm trại nên sẽ ồn ào rất nhiều.

  • Leo Bà Đen, cắm trại nướng đồ trên đỉnh núi là một trải nghiệm cực kỳ thú vị cho 2 ngày cuối tuần. Do đó, nếu bạn có ý định "đổi gió" thì có thể đến đây, nhưng nên nhớ hãy chuẩn bị cho mình một thể lực tốt, và một ý thức thật cao nhé. Chúc các bạn có một chuyến leo núi thành công.

Nơi lưu trú và ăn uống khi leo núi Bà Đen
Ở đâu khi phượt núi Bà Đen an toàn? Các bạn có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ ở Tây Ninh, nếu lưu trú ở khu vực núi Bà các bạn thuê nhà nghỉ ở dưới chân núi hoặc thuê nhà nghỉ gần khu vực điện Bà. Các bạn cũng có thể đặt phòng khách sạn giá rẻ và dịch vụ tốt ở Tây Ninh để tiện đi lại, thưởng thức ẩm thực nơi đây.

Ăn uống ở núi Bà Đen: Ở dưới chân núi Bà Đen có một số quán cơm phục vụ, nếu các bạn lưu trú trên núi qua đêm nên mang theo thức ăn sẵn.
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm leo núi Bà Đen an toàn để các bạn có thể tham khảo cho chuyến phượt núi Bà Đen sắp tới cùng gia đình và bạn bè. Chúc các bạn sẽ có một chuyến leo núi Bà Đen đáng nhớ nhé.

Ảnh:Phuong Thanh

Bài viết cùng chủ đề


avatar

Phương Thanh

An editor at Stour

Something


Comments