Trọn bộ kinh nghiệm du lịch A Pa Chải - cực Tây Tổ quốc
Khám phá A Pa Chải vượt qua những con đường đèo khó đi, hòa mình vào cuộc sống của đồng bào nơi đây là những gì bạn sẽ được trải qua khi đến cực Tây Tổ quốc
Nội dung bài viết
A Pa Chải ở đâu?
A Pa Chải là một bản thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên. Điểm cực Tây A Pa chải cách tỉnh Điện Biên Phủ khoảng 250km. Là điểm cực Tây của Việt Nam, giáp biên giới 2 nước Trung Quốc và Lào. Nơi đây được mệnh danh “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe”. Địa bàn tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc, đường đi lại khó khăn với những cung đường đèo mạo hiểm, địa hình hiểm trở sẽ gây không ít khó khăn, thử thách cho những phượt thủ.
Thời điểm du lịch A Pa Chải lý tưởng
A Pa Chải có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa tại nơi đây thường kéo dài từ tháng 4 – 10 và mùa khô thì kéo dài từ tháng 11 – 3 năm sau. Nhiệt độ tại A Pa Chải tương đối ôn hòa, trung bình rơi vào khoảng 21 – 23 độ C.
Nếu bạn muốn khám phá “điểm cực Tây của Tổ quốc” thì nên đi du lịch vào những tháng mùa khô (tháng 11 - tháng 3 năm sau). Trong khoảng thời gian này, đường đến A Pa Chải sẽ tương đối dễ đi và sẽ không gặp tình trạng sạt lở hay đường bị trơn ngã.
Một số thời gian lý tưởng để đến du lịch A Pa Chải ngắm cảnh đẹp:
Từ tháng 1 đến đầu tháng 2 là thời điểm cấy mạ với sắc xanh bạt ngàn
Tháng 3 là thời điểm hoa ban nở rực tạo nên một bức tranh tươi mát.
Tháng 9 là thời điểm mùa lúa chín với những cánh đồng vàng nên thơ.
Tháng 11 là thời điểm hoa mận nở tuyệt đẹp tạo nên cảnh sắc ngọt ngào lãng mạn.
Từ tháng 11 đến tháng 12 là thời điểm hoa dã quỳ nở rộ với những bông hoa vàng rực rỡ phủ kín mọi nẻo đường. Đây cũng là thời gian diễn ra lễ hội Ga Tho Tho hay còn gọi là Tết cổ truyền của người Hà Nhì.
Phương tiện di chuyển đến A Pa Chải
Muốn đi đến điểm cực tây A Pa Chải, trước tiên cần đến được TP. Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên. Sau khi đến Điện Biên Phủ thì bạn sẽ tiếp tục di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy để đi đến điểm cực Tây Tổ quốc.
Từ Hà Nội đi Điện Biên Phủ
Để đi đến Điện Biên Phủ bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không đều được nhé.
Đối với đường hàng không
Hiện tại chỉ có một hãng hàng không duy nhất là Vietnam Airlines Vasco khai thác chặng bay đến Điện Biên Phủ, do sân bay ở đây không có đèn nên chỉ có thể khai thác vào ban ngày. Chính vì vậy mà các chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên không nhiều chỉ với tần suất 1 – 2 chuyến một ngày. Đối với những bạn ở HCM có thể bay ra Hà Nội sau đó tiếp tục bay thêm một chặng nữa hoặc đi xe khách nhé.
Đối với đường bộ
Các bạn có thể lựa chọn đi phượt đến cực Tây A Pa Chải nếu bạn là một người ưa thích sự mạo hiểm, có mong muốn khám phá thiên nhiên. Còn đối với những ai không tự tin cầm lái để vượt qua những cung đường đèo quanh co, khúc khuỷu thì có thể lựa chọn những chuyến xe khách để có thể nghỉ ngơi, thư giãn hơn nhé.
Lộ trình như sau: từ Hà Nội đi theo quốc lộ 6 - qua thị xã Hòa Bình - Cao Phong, từ thị trấn Mộc Châu qua Yên Châu - Lai Châu - Thuận Châu, rồi tiếp tục từ Tuần Giáo - quốc lộ 279 và đến Điện Biên Phủ. Từ đây, các bạn tiếp tục di chuyển lên Mường Chà, Mường Nhé và có thể di chuyển đến Cực Tây A Pa Chải.
https://goo.gl/maps/4mLZorKZTsnZdXCT9
Dưới đây là một số nhà xe đi Điện Biên Phủ cho bạn tham khảo:
HẢI VÂN
Lịch trình: Mỹ Đình – Điện Biên
Giờ xuất bến: Điện Biên 19h15, Mỹ Đình 19h30
Điện thoại: Hà Nội: 04 37223588 – 0988 882727. Điện Biên: 0215 6277277 – 01688 272727
HẢI VÂN
Lịch trình: Giáp Bát – Điện Biên
Giờ xuất bến: Giáp Bát 16h30, 17h15, 19h15. Điện Biên 17h00, 18h30, 20h00.
Điện thoại: 0215 6277277 – 01688 272727
HẢI VÂN (MƯỜNG LAY)
Lịch trình: Hà Nội – Mường Lay
Giờ xuất bến: Mỹ Đình 18h15. Mường Lay 14h00
Điện thoại: (0215) 6277277 – 0988 882727
HẢI VÂN (BẢN PHỦ)
Lịch trình: Hà Nội – Bản Phủ
Giờ xuất bến: Mỹ Đình 17h00, 19h45. Bản Phủ 19h00, 19h30
Điện thoại: Mỹ Đình: 0988 88 27 27. Bản Phủ: 01688 27 27 27
Ngoài ra còn rất nhiều nhà xe xuất phát tại bến Mỹ Đình và bến Giáp Bát như: Lê Dũng, Hạnh Hồng, Thắng Nguyệt, Xây Dương…
Điện Biên Phủ đi Mường Nhé
Khoảng cách từ tp. Điện Biên Phủ đến cực Tây A Pa Chải khoảng 300km. Tại Điện Biên Phủ bạn sẽ tiếp tục di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đến Mường Nhé.
Nếu đi ô tô thì chỉ đến được trung tâm xã Sín Thầu vì đường chỉ rải nhựa đến đây. Nếu đi bằng xe máy thì bạn có thể trải nghiệm những cảm giác mạnh khi chạy xe trên những cung đường quanh co và có thể chạy lên được đến tận đỉnh núi Khoan La San theo đường cấp phối (đường pha trộn giữa cát, đá, sỏi dăm,…), tiết kiệm được gần 2 tiếng leo bộ.
Từ thành phố Điện Biên Phủ, đi theo quốc lộ 12 theo lộ trình Mường Chà – Si Sa Phìn -Chà Cang – Mường Nhé – Sín Thầu sẽ tới được trung tâm xã Sín Thầu, điểm bắt đầu cho hành trình chinh phục Cực Tây Tổ Quốc A Pa Chải.
https://goo.gl/maps/sVDBXgZRuvxGB3PG7
Lưu trú tại A Pa Chải
Xin ở lại nhà của người dân: nếu bạn muốn trải nghiệm và tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc thiểu số thì đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Nghỉ tại đồn 317: hiện tại đồn 317 đã có xây riêng một khu nhà sàn cho khách du lịch lưu trú, các bạn chỉ cần gọi trước thông báo số người để lưu trú lại.
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn khách sạn, nhà nghỉ ở Điện Biên, Mường Nhé, Sín Thầu
Thủ tục xin cấp phép leo A Pa Chải
Vì nằm trong khu vực quân sự biên giới nên bạn muốn tham quan khám phá A Pa Chải phải hoàn thành những thủ tục xin phép trước khi vào.
Bạn chỉ cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân đầy đủ, sau đó trực tiếp đến đồn 317 đăng ký. Như vậy, đồn sẽ cử các chiến sĩ hướng dẫn bạn đến khu vực chinh phục A Pa Chải.
Một số quy định phải nhớ tuân thủ:
Công dân Việt Nam luôn mang theo giấy tờ tùy thân (CMND/passport/bằng lái xe) xuyên suốt hành trình.
Người nước ngoài kèm theo giấy thường trú, tạm trú của công an địa phương nơi ở hoặc công an biên giới cấp.
Trường hợp ở lại đêm ở vùng vành đai biên giới, bạn phải thông báo bằng văn bản cho đồn biên sở tại.
Không hủy hoại hoặc xê dịch mốc quốc giới, bảng hiệu nhận biết “khu vực biên giới”, “vùng cấm”, “vành đai biên giới”.
Không được vượt biên hoặc vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm khu vực có biển hiệu cấm. Cấm hành vi buôn lậu.
Cấm cư trú bất hợp pháp, khai thác lâm sản, khoáng sản, thủy sản.
Lịch trình du lịch A Pa Chải tham khảo
Trong quá trình di chuyển đến A Pa Chải bạn sẽ đi qua khá nhiều địa điểm du lịch đẹp, vì vậy bạn có thể kết hợp các địa điểm du lịch khác vào lịch trình của mình như Lai Châu, Điện Biên, Mù Cang Chải, Sapa…
Dưới đây là lịch trình tham khảo nhé:
Lịch trình 3 ngày 4 đêm:
Ngày 0: Hà Nội – Điện Biên (xuất phát từ Hà Nội lúc 21 giờ đêm nhé)
Ngày 1: Điện Biên – Mường Chà – Mường Nhé – Đồn 317
Ngày 2: Đồn 317 – Mốc 0 – Đồn 317 – Mường nhé
Ngày 3: Mường Nhé – Điện Biên – Hà Nội
Lịch trình 5 ngày 6 đêm
Ngày 0: Hà Nội – Điện Biên
Ngày 1: Điện Biên – Mường Chà – Mường Nhé – Đồn 317
Ngày 2: Đồn 317 – Mốc 0 – Đồn 317 – Mường Nhé
Ngày 3: Mường Nhé – Mường Lay – Sìn Hồ
Ngày 4: Sìn Hồ – Lai Châu – Tam Đường – Mù Cang Chải (thích hợp đi vào mùa lúa chín)
Ngày 5: Mù Cang Chải – Tú Lệ – Nghĩa Lộ – Hà Nội
Hành trình chinh phục cực Tây A Pa Chải
Sau khi di chuyển đến tp. Điện Biên Phủ bạn sẽ di chuyển tiếp tục đến đồn biên phòng 317 như hướng dẫn ở trên.
Từ đồn biên phòng A Pa Chải lên mốc tam giác số 0 bạn phải vượt qua chặng đường gần 10km. Cuộc hành trình ban đầu trải qua những con đường quanh co uốn lượn, mở ra khung cảnh kỳ vĩ, khoáng đạt và hoàn toàn có thể đi bằng xe máy.
Đến chân núi Khoan La San, bạn phải để xe máy tại điểm tập trung, bắt đầu hành trình đi bộ khoảng 3km. Chặng đường này có một số đoạn đã đổ bê tông nhưng phần lớn vẫn là đường đất, xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh.
Sau những đoạn dốc, xuyên qua khu rừng nguyên sinh, mốc 0, cực Tây A Pa Chải sẽ hiện ra.
Lưu ý khi du lịch A Pa Chải
Nên mang theo thuốc men, bọc khớp mắt cá và đầu gối, găng tay gai bảo vệ, áo mưa, một số thiết bị điện tử,...
Chuẩn bị những loại giày đế kép có độ bám cao.
Mang theo một số nhu yếu phẩm cần thiết
Nên giữ gìn vệ sinh chung ở những khu vực đi qua.
Cần vạch ra thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc hành trình phù hợp để thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi.
Tuyệt đối tuân thủ các quy định khi leo A Pa Chải
Bài viết cùng chủ đề
Thịnh Seven
An editor at StourNghiện rừng núi thiên nhiên hoang dã