Review kinh nghiệm trekking thác K50 – Kbang – Gia Lai

avatar
Phương Thanh

An editor at Stour


  • 2022 September 15
  • 5 min read
  • 266
  • 3353 Views

Nằm trong top những thác nước đẹp nhất Châu Á, một trong những thác nước nhất định phải tới khi đến Tây Nguyên, thác K50 nằm khuất sâu trong khu rừng già, với những sắc màu hòa quyện cùng âm thanh của tạo hoá. Hãy cùng Stour.vn khám phá K50 (Hang Én) - Dòng trắng xoá từ thiên nhiên bạn nhé!

Giới thiệu thác K50 Kon Chư Răng Gia Lai

Thác K50 còn có tên gọi khác là thác Hang Én, thuộc huyện Kbang (Gia Lai) - nơi giáp ranh với tỉnh Bình Định, các trung tâm thành phố Pleiku khoảng 80km

Được mệnh danh là một trong những ngọn thác đẹp nhất giữa núi rừng Tây Nguyên, tuy thế, thác K50 không được biết đến nhiều những bởi nó nằm sâu trong khi bảo tổn thuộc 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi, khu bảo tồn này còn được gọi là Lon Chư Răng. Vì thế mà hành trình chinh phục thác k50 cũng không mấy dễ dàng. Những con đường nhỏ, dốc, ngoằn ngoèo cũng với sự heo hút của tự nhiên khi càng đi sâu vào rừng ta càng ít thấy những bóng người, ngôi nhà sẽ là một trong những khó khăn mà bạn phải vượt qua trên hành trình thú vị này.

Vị trí: Tọa độ 14o 31′ 10” N; 108o 36′ 23” E; Cao độ 831m. Ảnh: FB@nguyentrung Vị trí: Tọa độ 14o 31′ 10” N; 108o 36′ 23” E; Cao độ 831m. Ảnh: FB@nguyentrung

Hướng dẫn đường đi đến thác K50 (Gia Lai)

 Từ Sài Gòn - Bình Định đến thác K50

Từ Sài Gòn, bạn có thể đi bất cứ phương tiện nào phù hợp (thường là xe khách) để đến huyện Hoài Nhơn (Bình Định) - Giá xe khách từ Sài Gòn đến Bình Định rơi vào khoảng từ 130k - 970k tuỳ theo dịch vụ

Đến Bình Định, bạn bắt thêm một chuyến xe nữa hướng về Xuân Phong khoảng 20km, đi vào lối rẽ vào thác K50 An Lão của xã An Toàn, huyện An Lão

Tại đây, bạn đi theo con đường đó đến cột mốc số 10 và bắt đầu hành trình

Từ cột mốc số 10, để đến thác K50, bạn còn phải đi xe máy mất một giờ và đi bộ thêm 3 giờ đường rừng lên xuống dốc liên tục nữa mới có thể đến được K50

Chắc vì sự gian nan đó mà con thác này đến tận bây giờ vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có

Từ Sài Gòn - Gia Lai đến thác K50

Một hành trình khá dài cho những con người ham cái đẹp, quãng đường từ HCM đến TP. Pleiku dài khoảng 600km. Bạn có thể lựa chọn đi xe khách hoặc máy bay để đỡ mệt mỏi cho một chặng đường dài

Giá vé máy bay từ Sài Gòn đến Gia Lai khoảng từ 1,5tr - 4tr/khứ hồi (tùy từng thời điểm khác nhau);

Giá vé xe khách từ Sài Gòn đến Gia Lai thì rơi vào khoảng 270k với loại xe thông thường, các chuyến xe khách Sài Gòn - Gia Lai thường khởi hành vào buổi tối vì hàng trình cho quang đường 600km phải mất tới 12h

Từ TP. Pleiku bạn đi thêm 80km nữa đến thị xã An Khê. Tại đây, tiếp tục đi thêm 30km nữa đến huyện Kbang và cuối cùng là 60km đến KBT Kon Chư Răng

Từ đây, ta có thể gửi phương tiện cá nhân và bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối, chinh phục sự kỳ vĩ của thiên nhiên rồi.

Đường đi đến thác K50 (Gia Lai). Ảnh: FB@betran Đường đi đến thác K50 (Gia Lai). Ảnh: FB@betran

Thời điểm nào nên đi thác K50 (Hang Én)

Khí hậu nơi đây bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hai vùng khí hậu, nơi đây có khí hậu nhiệt đới ẩm, tạo nên nền nhiệt điều hoà phân bố ổn định trong năm với mùa mưa kéo dài và mùa khô ngắn (trong vòng 3 - 4 tháng)

Theo kinh nghiệm nhiều năm tổ chức tour, mình xác định điểm lý tưởng nhất đến thác K50 là từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm. Nền nhiệt vào thời điểm này khá mát mẻ, mưa ít và không quá khô hanh. Rất thuận tiện cho việc băng rừng lội suối, trekking thác k50

Thời điểm từ tháng 1 dương lịch đến tháng 6. Thời điểm này là lúc những cơn mưa đã rời rạc hẳn, nước vừa đủ để ngắm thác K50 hùng vĩ. Ảnh: FB@nguyentrung

Những cảnh đẹp trong hành trình chinh phục thác K50

Mỗi hành trình đều vì một đích đến, nhưng trên hành trình đó cũng không thiếu những hoa thơm cỏ lạ đang chờ ta khám phá

Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Chư Răng

Thác K50 vốn dĩ nằm trong khu bảo tồn Kon Chư Răng, vì vậy, hành trình khám phá K50 cũng chính là hành trình tìm hiểu về khu bảo tồn thú vị này. 

Với hơn 10.000 ha rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật đặc sắc cả trên cạn lẫn những loại thuỷ sinh nằm dưới làn nước trong veo đang chờ bạn khám phá

Bao quanh khu bảo tồn là những ống khói nghi ngút ban chiều của những người dân sống quanh đây, những mái nhà ấm cúng mang đậm nét văn hoá của đồng bào Bahnar. Nếu đúng dịp, bạn có thể cùng hòa mình vào không gian của những lễ hội truyền thống đặc sắc nơi đây (Bỏ má, cưới hỏi, đâm trâu…)

Trải nghiệm một đêm trong thiên nhiên bằng hình thức cắm trại cũng là một hoạt động thú vị, nhưng cũng có đôi chút rùng rợn đấy nhé. Tuy thế, dưới ánh lửa bập bùng, cùng những người đồng đội mến thương, dưới bầu trời sao rực rỡ ta được sống lại với thiên nhiên thì đây chưa bao giờ là trải nghiệm tệ cả

Thác K50 đang vào mùa đẹp nhất của cung đường này. Ảnh: FB@manhlong

Ngoài ra, bạn có thể thử chút thể lực bằng những hoạt động dân giã như giăng lưới bắt cá, nhóm lửa nấu ăn...Nhưng lưu ý là cẩn thận nhé, nên làm theo hướng dẫn của kiểm lâm đi cùng.

Thác Hang Én (K50)

Là nhân vật chính của cả hành trình, thác k50 nằm ở độ cao khoảng 54m, rộng khoảng 20 - 100m tuỳ mùa. Nước ở đây được phân làm nhiều tầng chảy xiết, mạnh theo lực hút rơi xuống mặt đất mà tung bọt trắng xóa. Dưới ánh nắng mặt trời, thi thoảng bạn còn có thể thấy được cầu vồng dưới mặt đất nữa đấy, nhớ để ý nha!

Không phải ngoa khi nói rằng đây là thác nước đẹp nhất Tây Nguyên. Nhìn từ xa, thác K50 như những dài lụa bạc vắt từ bên kia sườn núi, rơi nhẹ nhàng xuống trước mắt chúng ta, hoà cùng khung cảnh xung quanh tạo nên cảnh tượng như bức họa của nhà hoạ sĩ tài bà nhất

Chờ xem nhé, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ, thác K50 đẹp như một kiệt tác, như tác phẩm hoàn hảo nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho vùng tiên cảnh bị lãng quên nơi đây.

Ảnh: FB@nguyentrung

Tìm hiểu về cuộc sống của người Bahnar - Tây nguyên

Ở rìa khu bảo tồn, nơi bắt đầu hành trình di chuyển vào rừng rậm, bạn có thể đến sớm một chút, trải nghiệm bản sắc văn hoá của con người vùng cao nơi đây

Phía trại bò, có một bản làng nhỏ chỉ khoảng 20 hộ dân sinh sống. Những lễ hội thường được tổ chức theo mùa, hầu như mùa nào cũng có lễ hội như lễ hội đâm, lễ hội cồng chiêng, lễ mừng cơm mới, lễ bỏ mả, lễ tạ ơn mẹ… Hoặc nếu không đến được dịp lễ hội, bạn có thể ở một đêm tại homestay của người dân hoặc kiểm lâm nơi đây, cùng nấu và thưởng thức những món ăn địa phương

Những thử thách, khó khăn phải vượt qua trong hành trình trekking K50

(1) Giun đất rừng

Như đã nói ở trên thì, hành trình đi thác k50 không phải chuyện dễ dàng, vì càng đi sâu vào từng, con đường càng nhỏ, càng dốc, sự hoang dã của nơi ít ai lui tới cũng là điều làm chúng ta dè chừng

Rừng già có cả tỷ thứ mà chúng ta chưa biết tới, vì thế mà những con giun dài gần một mét dưới lớp bùn trên con đường trekking không phải điều quá xa lạ
Tuy thế, những con vật dài ngoằng, không chân và trơn trượt đó chạm vào chân luôn làm chúng ta kinh sợ, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, xem nó như cảnh vật đi, vì nó vô hại mà
(2)Vắt thác K50
Vắt giống như đỉa nước ngọt nhưng đáng sợ hơn, nó thường trốn trong đám cây bên đường chúng ta đi. Nó chỉ chực chờ xem ta có hở ra tí thịt nào nồi lẳng lặng mà nhảy vào “làm thịt” ta thôi. Vì thể bạn nhớ mang thuốc vắt, bịt kín người để những con vắt xấu xí kia không chạm tới một sợi lông của mình nhé.
(3) Rắn rết trên đường đi
Trên đường đi của chúng mình đôi khi cũng gặp những người bạn đường không mấy dễ thương, đó là rắn rết. Bởi những khu rừng rậm là địa điểm sống lý tưởng của chúng mà. Nên khi gặp nó bạn đừng quá bất ngờ nhé, nhưng so với những chú giun trên kia thì nó đáng sợ hơn nhiều đấy
Đừng cố đánh chết hay động vào nó, cách tốt nhất là “nhường đường”, cứ bình tĩnh đi qua chúng dù chúng đang nằm sưởi nắng bên vệ đường hay vắt vẻo trên cành cây cao. “Nước sông không phạm nước giếng” - Bạn không làm gì thì chúng cũng “vui vẻ” mà cho bạn đi qua thôi
(4) Những triền dốc, mỏm đá, khe suốt đường đến thác 50
Băng rừng, lội suối là chuyện thường như “ở huyện” rồi. Khi chọn khám phá thác K50 thì chắc bạn cũng có chút yêu thích với hoạt động này. Tuy thế, chuẩn bị tâm lý nhé, những triền dốc dựng đứng, nguy hiểm, trượt chân cái là không biết “đi đâu về đâu” luôn đó.
Đáp lại sự vất vả chinh phục đó là cảnh những mỏm đá chằng chịt dây leo, những dòng sông chảy xiết uốn lượn luôn tạo cho ta cảm giác mới mẻ như hoá thân vào nhân vật trong hành trình sinh tồn nơi rừng già hoang dã

Ảnh: FB@nguyentrung

Những lưu ý khi chinh phục thác K50

  • Tốt nhất là book cho mình một tour trọn gói để không phải lo về chi phí phát sinh, bảo hiểm và người hỗ trợ trong suốt hành trình

  • Bạn cần xem dự báo thời tiết vào những ngày trong hành trình

  • Chuẩn bị trang phục leo núi, đặc biệt là giày leo núi để trekking thác k50. Một chiếc áo khoác mỏng sẽ không thừa khi ban đêm trở lạnh, để đề phòng, bạn nên mang thêm một chiếc áo mưa cho những cơn mưa bất chợt hay những ngày nhiều sương

  • Đồ ăn: Chuẩn bị đồ ăn, nước uống đủ cho cả hành trình

  • Thuốc men: Thuốc chống vắt vì trong rừng vắt rất nhiều đó nhé, mang thêm thuốc chống côn trùng cắn, thuốc muỗi, thuốc cảm, băng dán…

  • Các vật dụng khác: Đèn pin, bật lửa, dao...

Ảnh: FB@hongphat

Lịch trình trekking thác Hang Én (thác K50): K’Bang - Gia Lai

Ngày 0: 4h chiều mình bay từ HN vào thành phố Pleiku và nghỉ tại đây 1 đêm.

Ngày 1:
4h sáng thuê xe chờ tới điểm tập trung gặp nhóm đi xe khách từ Sài Gòn lên ở khu bảo tồn Kon Chư Răng cách đấy khoảng 136km. (4h xuất phát từ Pleiku (thêm 30 phút ăn sáng) thì khoảng 7h30’ là tới nơi)
Xe 7 chỗ thuê chở cả đi cả về, cả phí tàu đường là 2tr5

Tại khu bảo tồn Kon Chư Răng các bạn phải được kiểm lâm cấp phép (hãy liên hệ từ trước khi đi) và bắt buộc có kiểm lâm đi cùng mới được vào rừng. Đây chưa phải là khu du lịch, vì vậy sẽ có người phổ biến các nội quy trong khu bảo tồn cho các bạn, tránh các trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về bảo tồn động, thực vật, hay an toàn trước khi xuất phát.

9h sáng: Xuất phát từ trạm kiểm lâm đi vào điểm hạ trại là khoảng 16km, có thể lựa chọn đi bộ hoặc thuê người chở vào. Đoạn đường này xin nhấn mạnh là cực kỳ khó đi, 2km đầu đường đất bùn lầy, nhóm mình phải di chuyển bằng xe Jeep mới qua được, đất đỏ khi ướt nó dẻo và dính khiến xe máy khó mà di chuyển. Cùng với dốc cao liên tục (mình đếm được khoảng 14-15 con dốc cho đến khi vào tới điểm hạ trại) dốc dài và gắt đến nỗi ngay cả đi xe máy 10 xe thì có đến 2-3 xe bị mất đà giữa chừng và phải nhảy xuống.
Nếu đi bộ thì hãy chuẩn bị tinh thần và nước uống đầy đủ vì dốc cao cộng thêm lá cây rơi mục bên dưới khiến đường đi trơn trượt, bạn sẽ mất sức hơn gấp 2 gấp 3 lần so với đi đường rừng bình thường. Mất khoảng 3-4 tiếng để tới được điểm hạ trại. Nhiều người phải bỏ cuộc giữa chừng và thuê xe máy chở vào.


12h trưa: tới nơi, chuẩn bị trại, ăn trưa và nghỉ ngơi. 13h lên đường khám phá đỉnh khác k50 và thác 40. Thác K40 cách điểm hạ trại khoảng 1-2km. Di chuyển vào trong thác chơi và tắm tại đấy luôn. Cá nhân mình thì đã đi nhiều thác rồi và thấy thác K40 cũng bình thường nên quên mất không chụp lại ảnh chủ yếu đi cho biết và đi để tắm.

17h quay lại trại chuẩn bị ăn tối, ăn thịt nướng với cơm lam. Và đi ngủ sớm chuẩn bị cho ngày mai.

Ngày 2:
6h sáng dậy chuẩn bị, ăn sáng
7h xuất phát đi hang Én và thác K50 cách đấy 4km. Hang Én nằm ở sau thác K50 là nơi trú ngụ của hàng trăm chú chim Én. Tới đây vào buổi sáng bạn sẽ được chứng kiến hàng đàn chim nối đuôi nhau bay lượn quanh thác tìm mồi.

Từ hang Én đi khoảng 2km nữa là xuống đến chân thác K50 – con thác hùng vĩ, hoang dại giữa núi rừng Tây Nguyên. Sức thác chảy mạnh đến nỗi khiến nước bên dưới bắn tung lên mà nhìn từ xa cứ ngỡ là khói, nước tạo thành từng làn sương mỏng nhẹ bay xung quanh, tạo nên cảnh tượng mơ hồ, huyền bí chốn rừng thiêng.

10h: quay về đến điểm hạ trại và thu dọn đồ đi về. Ăn trưa, tắm giặt tại làng. 13h: Mình di chuyển thẳng tới sân bay và 7h tối đã có mặt tại Hà Nội.

Đỉnh thác K50 thì siêu siêu đẹp hiện nay K50 được xếp vào top đầu những thác nước ở châu Á. Từ đây có thể nhìn bao quát xuống phía dưới. Lưu ý là tuyệt đối không lại gần dòng chảy quá. Đá ở đây rất trơn, và dòng nước siết chảy mạnh đổ xuống dưới, bạn có thể bị ngã xuống vực bất cứ lúc nào. Cái này là nguy hiểm tính mạng, ngã xuống thác ở độ cao 54m thì % sống sót là cực kỳ thấp, tuyệt đối đừng vì vài bức ảnh mà mạo hiểm nhé.

Kết lại: Theo mình, 2 ngày với thác K50 là lịch trình vừa đủ cho các bạn thỏa sức khám phá, cũng vừa tầm với những người mới làm quen với bộ môn trekking, camping. Nếu cuối tuần muốn rủ bạn bè, gia đình đi dã ngoại thì K50 hoàn toàn đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn: có rừng, có núi, có suối, có cảnh, có đồ ăn ngon, có thời tiết mát mẻ, có không khí trong lành…


Vùng đất Tây Nguyên những năm gần đây đang dần trở thành điểm đến ưa thích cho những tín đồ xê dịch Việt Nam. Với đủ mọi địa hình và cảnh quan, Tây Nguyên luôn là nơi lý tưởng cho những người đam mê chinh phục, yêu vẻ đẹp hoang sơ, yêu thiên nhiên núi rừng hùng vĩ.

Nguồn: Tổng hợp từ các group du lịch Việt Nam



avatar

Phương Thanh

An editor at Stour

Something


Comments