Hành trình chinh phục nóc nhà biên giới và đỉnh Khang Su Văn năm 2022

avatar
Dương Thảo

An editor at Stour


  • 2022 September 18
  • 5 min read
  • 266
  • 715 Views

Đặt chân đến Khang Su Văn bạn sẽ như lạc vào một chốn thần tiên bởi vẻ đẹp huyền bí và ma mị của rừng cây cổ thụ như trong chuyện cổ tích, những thác nước đổ xuống trải dài như những dải lụa không thể rời mắt…

Khang Su Văn ở đâu?

Đỉnh núi Khang Su Văn thuộc xã Pa Vây Sử, Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu nằm trên biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Với độ cao 3012m, Khang Su Văn đã ghi tên mình vào top 5 ngọn núi cao nhất của Việt Nam.

Cột mốc số 79 nằm thuộc đồn Vàng Ma Chải, xã Mồ Sì San là cột mốc biên giới cao nhất tại Việt Nam với độ cao 2880m và được mệnh danh là “nóc nhà biên giới”. 

Để có thể đặt chân lên đỉnh Khang Su Văn bạn sẽ phải trải qua những cung đường với những rừng cây cổ thụ nhiều hình dáng kì lạ đầy ma mị, những con thác nước nằm giữa rừng già, lội qua những con suối nước chảy siết tưởng chừng như muốn bỏ cuộc. 

Thảm thực vật tại núi Khang Su Văn (Ảnh: fb. Phương Trinh) Thảm thực vật tại núi Khang Su Văn (Ảnh: fb. Phương Trinh)

Nhưng gian nan thì luôn đi kèm với quả ngọt, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành mát mẻ của núi rừng. Ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp thay đổi trong suốt cuộc hành trình với những bông hoa dại đang vươn mình khoe sắc, điểm tô giữa cánh rừng già là loài hoa đỗ quyên xinh đẹp như thiếu nữ với đủ loại màu sắc, những biển mây bồng bềnh như chốn bồng lai… tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên với cảnh sắc hài hòa, quyến rũ các trekker.

(Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn) (Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn)

Thời điểm du lịch Khang Su Văn lý tưởng nhất

Bạn có thể ghé thăm ngọn núi này vào bất kỳ thời điểm nào vì ở mỗi thời điểm bạn sẽ được ngắm nhìn những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên nơi đây.

Vào mùa xuân (tháng 2 - tháng 4): các loài hoa ban, mận, đào đua nhau khoe sắc và chiếm lĩnh các sườn núi dọc đường đi lên đỉnh Khang Su Văn.

Vào mùa hè (tháng 4 - tháng 6): thời điểm này là lúc loài hoa đỗ quyên đang rộn ràng khoe sắc với đất trời.

mùa thu (tháng 9 - tháng 10): đây là thời điểm cho những trekker nào ưa thích tìm kiếm những địa điểm săn mây thì chắc hẳn không thể bỏ qua đỉnh Khang Su Văn nhé.

Còn mùa đông (tháng 12 - tháng 1): thời tiết khắc nghiệt ở đây lại mang đến những cơn mưa tuyết tuyệt đẹp. Hoặc bạn cũng sẽ có cơ hội bắt gặp những con suối đóng băng. Hay băng tuyết ướp đá cánh hoa long lanh như thủy tinh.

Độ khó của núi Khang Su Văn

Trekking Khang Su Văn không quá khó khăn, theo như các trekker đánh giá thì ngọn núi này nằm trong top 4 về độ khó. Cung leo với tổng chiều dài khoảng 20km, bạn sẽ băng rừng vượt suối để lên đỉnh thành công. Những đoạn đường khá dốc và trơn trượt do có nhiều con suối nhỏ. Những vách đá dốc thẳng đứng phải bò bám mới có thể vượt qua… Tuy nhiên với những trekker chưa có nhiều kinh nghiệm thì vẫn có thể thử thách bản thân ở ngọn núi này nhé.

Hướng dẫn di chuyển từ Hà Nội đến điểm trekking Khang Su Văn

Chặng đường từ Hà Nội đến điểm trekking bạn có thể sử dụng xe máy, ô tô cá nhân hoặc đi xe khách đến Lai Châu nhé. Có rất nhiều xe chạy tuyến Hà Nội - Lai Châu tại bến xe Mỹ đình để bạn chọn lựa nhé. 

Sau khi đến Lai Châu bạn có thể thuê xe máy di chuyển đến Dào San. Rồi vào sâu trong bản Pa Vây Sử. Quãng đường khoảng 80km, di chuyển mất 3,5 tiếng đồng hồ, đường lớn và dễ đi nên bạn hoàn toàn có thể đi xe máy hoặc lái ô tô tự túc của mình. 

Thuê xe máy tại Lai Châu phải cọc số tiền khá lớn, nên bạn có thể lựa chọn cách khác là đi xe khách đến Sapa sau đó thuê xe máy tại Sapa để di chuyển sang Lai Châu nhé.

Cung đường trekking

Cung trekking: Dào San - Pa Vây Sử - điểm hạ trại (cao 2600m) - Mốc 79 - Đỉnh Khang Su Văn - Pa Vây Sử - Lai Châu.

⇒ Với cung trekking này bạn sẽ mất khoảng 2 ngày 1 đêm để hoàn thành. 

Lịch trình trekking Khang Su Văn tham khảo

Ngày 1: Lai Châu - Dào San - Pa Vây Sử - điểm hạ trại (2600m)

6h - 9h30: Bắt đầu di chuyển từ Lai Châu đi Dào San và tiếp tục đi đến Pa Vây Sử để bắt đầu cuộc hành trình đầy gian nan phía trước.

9h30 - 12h: Xuất phát từ Pa Vây Sử di chuyển những bước chân đầu tiên. Đoạn đường này có khá nhiều con thác đẹp để bạn checkin, đường đi cũng tương đối đẹp. Dừng chân ở một con thác để nghỉ ngơi và ăn trưa. Ở đoạn đường này bạn sẽ đi theo con đường mòn băng qua đoạn đường bằng phẳng và băng qua một cánh đồng thảo quả bạt ngàn, hương thơm của các loài thảo quả này tỏa ra cả một vùng trời lớn.

(Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn) (Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn)

12h45 - 17h30: Tiếp tục cuộc hành trình di chuyển đến điểm hạ trại có độ cao 2600m. Chặng đường này bạn sẽ cần vượt qua các con suối với ghềnh đá tạo ra những thác nước rất đẹp và hùng vĩ. Băng qua khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú và đa dạng, những lớp rêu phong dày đặc và xanh mướt mắt người nhìn. 

(Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn) (Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn)

Đoạn đường này có khá nhiều con dốc cao thẳng đứng và gió thổi khá mạnh, không gian được bao trùm bởi sương mù dày đặc khiến cho khung cảnh trở nên vô cùng huyền bí.

(Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn) (Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn)

Sau khi đến độ cao 2600m, bạn sẽ cùng các Porter dựng trại và nấu ăn, nghỉ ngơi để bắt đầu cho hành trình ngày hôm sau.

(Ảnh: fb. Ati Hoàng) (Ảnh: fb. Ati Hoàng)

Ngày 2: Điểm hạ trại - Mốc 79 - Đỉnh Khang Su Văn - Pa Vây Sử - Lai Châu

5h - 6h: Dậy vệ sinh cá nhân và ăn sáng, chuẩn bị cho hành trình của ngày thứ hai.

6h - 9h30: Tiếp tục cuộc hành trình và mục tiêu là cột mốc 79. Với chặng đường này bạn sẽ tiếp tục phải vượt qua những con dốc thẳng đứng mà chắc chắn bạn sẽ phải lăn lê, bò bám thì mới có thể leo lên được. 

Đoạn đường này nổi tiếng với con dốc 3h, sở dĩ có tên như vậy vì ngay chính người dân địa phương cũng phải mất 3 giờ đồng hồ với có thể vượt qua nó, nếu là những người leo núi bình thường sẽ mất nhiều thời gian hơn. Có nhất nhiều trekker đã phải từ bỏ ở con dốc này.

Sau khi vượt qua con dốc này, và đoạn đường đất đá trơn trượt bạn sẽ bước vào khu rừng nguyên sinh với những thân cây khổng lồ được rêu phủ kín, như đang lạc vào một thế giới huyền ảo. 

(Ảnh: fb, Ati Hoàng) (Ảnh: fb, Ati Hoàng)

Sau gần 4 tiếng leo trèo bạn sẽ được chạm tay vào cột mốc 79 - nóc nhà biên giới của Việt Nam. Checkin khoảng 15 - 20 phút thì cả đoàn nên tiếp tục cuộc hành trình của mình nhé.

(Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn) (Ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn)

10h30: Đặt chân lên đến đỉnh Khang Su Văn. Đoạn đường từ cột mốc 79 lên đỉnh khá khó đi, bạn sẽ đi xuyên qua khu rừng trúc khá rậm rạp, nhiều đoạn dốc cực gắt và nhiều sình lầy khó đi. Tại đỉnh Khang Su VĂn bạn sẽ được ngắm nhìn toàn bộ Lai Châu từ trên cao, đỉnh núi được ôm trọn bởi những biển mây trắng xóa bồng bềnh vô cùng đẹp.

Đường lên đỉnh (ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn) Đường lên đỉnh (ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn)

Sau khi checkin lưu lại những bức ảnh đẹp thì bạn bắt đầu hành trình xuống núi.

(ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn) (ảnh: fb. Chấn Hưng Đinh Nguyễn)

Khoảng 14h30: bạn sẽ về đến lán nghỉ để nghỉ ngơi và nạp năng lượng tiếp tục xuống núi. 

18h30: đặt chân đến Pa Vây Sử và chuẩn bị lên xe quay về Lai Châu ăn tối nghỉ ngơi.

Hi vọng qua bài biết này các bạn sẽ giúp các bạn có thêm thông tin để chuẩn bị hàng trang cho hành trình sắp tới của mình nhé!!


avatar

Dương Thảo

An editor at Stour

Something


Comments