Kinh nghiệm du lịch danh thắng Tây Thiên Vĩnh Phúc.

avatar
Thúy Hằng

An editor at Stour


  • 2022 June 16
  • 5 min read
  • 266
  • 5667 Views

Tây Thiên Vĩnh Phúc là điểm đến nổi tiếng với những nét đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Phật, thờ Mẫu cùng cảnh quan thanh tịnh, thu hút nhiều du khách tham quan

Fb. Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Fb. Đền Quốc Mẫu Tây Thiên

Đôi nét về Tây Thiên

Danh thắng Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa rộng lớn tọa lạc tại núi Thạch Bàn, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và cách Hà Nội khoảng 70km về phía Tây.

Nên đi du lịch Tây Thiên vào thời điểm nào

Bạn có thể đến Tây Thiên vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, đa số du khách thường đến Tây Thiên vào các dịp:

-         Ngày 15/2 âm lịch: khai mạc lễ hội Tây Thiên với nhiều hoạt động ý nghĩa.

-         Mùa hè: các khóa tu tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thu hút nhiều bạn trẻ tham dự. Đồng thời, du khách đến tham quan, chiêm bái hệ thống chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc, đền Tây Thiên Vĩnh Phúc và ngắm cảnh núi thác hùng vĩ, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ nơi đây trong những tháng hè oi ả, chắc chắn sẽ là trải nghiệm rất thú vị, khó quên.

Bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi đi du lịch Tây Thiên, tránh đi vào những ngày mưa, bão hoặc nhiều sương mù-ảnh hưởng tới tầm nhìn, đường trơn trượt.

Fb. Hồng Vân Nguyễn Fb. Hồng Vân Nguyễn Du xuân-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Du xuân-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên

Di chuyển đến Tây Thiên Vĩnh Phúc

Xuất phát từ Hà Nội, bạn có nhiều lựa chọn về phương tiện di chuyển để đến với danh thắng Tây Thiên:

-         Đi bằng ô tô: bạn đi theo cung đường: Hà Nội-cầu Nhật Tân-Ngã 4 Quốc lộ 2-cao tốc Hà Nội-Lào Cai-nút giao IC4(nút giao Quốc lộ 2B)-Tam Đảo-Tây Thiên.

https://goo.gl/maps/s2Cs9BwgxQr1yFoW7

-         Đi bằng xe máy: bạn đi theo cung đường: Hà Nội-Phạm Văn Đồng-Cầu Thăng Long-Nội Bài-ngã 4 Nam Hồng-Mê Linh (Phúc Yên)-Vĩnh Yên-Tây Thiên.

-         Đi bằng xe bus: bạn bắt lần lượt các xe bus sau để đến Tây Thiên:

+ Xe bus 58: Hà Nội-Mê Linh Plaza

+ Xe bus 01: Mê Linh Plaza-Bến xe Vĩnh Yên

+ Xe bus 07 từ bến xe Vĩnh Yên đi Tây Thiên

Đi lại ở Tây Thiên

Du khách có thể lựa chọn đi bộ hoặc đi cáp treo để thăm quan các địa điểm tâm linh và thưởng thức cảnh đẹp của danh thắng Tây Thiên.

Đi bộ

Nếu có đủ sức khỏe, thể lực, thời gian và mê trekking, các bạn nên trải nghiệm việc leo bộ lên tới tận đỉnh Tây Thiên. Tổng quãng đường chừng 4km với nhiều đoạn đường rợp mát bóng cây, lội qua con suối trong vắt, rất mát mẻ và thú vị. Đoạn cuối từ Đền Cô lên Đền Thượng là vất vả nhất do dốc cao, còn lại không quá khó di chuyển. Thời gian lên đến đỉnh Tây Thiên khoảng 2-3 tiếng, tùy thuộc vào lịch trình, thời gian nghỉ ngơi của mỗi người.

Ảnh: internet Ảnh: internet
Ảnh: internet Ảnh: internet

Đi cáp treo

Đa số du khách sẽ lựa chọn đi cáp treo để tiết kiệm thời gian và sức lực. Nếu đi cáp treo thì chỉ mất khoảng 10 phút là lên tới đền Thượng.

Từ Đền Thỏng, các bạn có thể đi bộ hoặc đi xe điện để lên tới ga cáp treo. Đi bộ lên đến sân ga các bạn mua vé tại đây rồi sau đó di chuyển lên tầng 2 để vào cabin. Cabin có sức chứa tối đa 6 người.

Giá vé cáp treo:

-         Vé khứ hồi:  240k/người lớn, 160k/trẻ em từ 1m-1.3m, miễn phí cho trẻ dưới 1m

-         Vé 1 chiều: 150k/người lớn, 100k/trẻ em từ 1m-1.3m, miễn phí cho trẻ em dưới 1m

Giá vé xe điện: 20k/người/lượt

Thời gian mở cửa cáp treo: Từ 7h tới 17h30 phút vào tất cả các ngày trong tuần.

Fb. Nguyễn Thị Giang Fb. Nguyễn Thị Giang Bản đồ danh thắng Tây Thiên-ảnh: internet Bản đồ danh thắng Tây Thiên-ảnh: internet

Các điểm du lịch ở Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện Trúc Lâm lớn nhất nước ta, bên cạnh Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Đây là nơi đào tạo một cách có hệ thống kiến thức Phật Giáo cả về bề rộng, chiều sâu và tăng cường giao lưu với các dòng Phật Giáo ở các nước khác.

Phong cảnh ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên rất đẹp, yên tĩnh, xanh mát và luôn thanh tịnh. Rất nhiều bạn trẻ thích tham gia các khóa tu mùa hè ở đây để tìm hiểu về Phật pháp, giáo lí nhà Phật và rèn luyện, tu tập bản thân.

Ảnh: internet Ảnh: internet
Fb. Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên Fb. Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên
Fb. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Fb. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Khóa tu mùa hè-Fb. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Khóa tu mùa hè-Fb. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đại Bảo Tháp Mandala

Đại Bảo Tháp Mandala được xây dựng vào năm 2011 theo kiến trúc truyền thống Kim Cương Thừa của Phật Giáo Ấn Độ. Đại Bảo Tháp cao 29m, tổng diện tích hơn 1,500m2 cùng với một tầng âm thoáng, rộng. Đường kính chân đế là 60m, 3 tầng của tháp có hình dáng khác nhau, tượng trưng cho 6 yếu tố hình thành nên vũ trụ và sự sống, gồm: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức. Đến với Đại Bảo Tháp Mandala, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo, thú vị cùng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Fb. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên Fb. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên Fb. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên Fb. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên

Đền Thõng

Ngay ở cổng Tam Quan của khu danh thắng Tây Thiên Vĩnh Phúc, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ nổi bật “Đến với Phật, về với Mẫu” -thể hiện rõ nét những tín ngưỡng dân gian được tôn thờ tại nơi đây. Nếu như Thiền viện Trúc Lâm, Đại Bảo Tháp là nơi “Đến với Phật” thì đền Thõng chính là cửa ngõ trên hành trình đưa du khách “Về với Mẫu”.  Điểm đặc trưng của ngôi đền chính là Cây Đa Chín Cội nằm ngay tại sân đền có niên đại hàng trăm năm tuổi-là biểu tượng thiêng liêng, làm tôn lên vẻ đẹp của khu danh thắng. Tại Đền Thõng, còn lưu giữ tấm bia đá có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn” -có ý nghĩa như một chứng nhân lịch sử, khẳng định vị thế của danh thắng Tây Thiên đối với các triều đại phong kiến trước kia.

Cổng Tam Quan-Fb.Đoàn Nhật Chương Cổng Tam Quan-Fb.Đoàn Nhật Chương Cổng vào đền Thõng-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Cổng vào đền Thõng-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Cây đa-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Cây đa-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên

Đền Cậu, Đền Cô

Đền Cậu (Cậu Bé Trường Sinh): đền tựa lưng vào núi và nhìn xuống khe Trường Sinh quanh năm nước róc rách chảy. Ở đây có đặt một bát hương và một hòn đá, tương truyền là Cậu ngự, tập trung và nuôi quân trước khi đưa quân lên trên Mẫu. Đền Cậu là nơi du khách cầu bình an, tài lộc, cầu con cái, tình duyên.

Đền Cậu-ảnh:internet Đền Cậu-ảnh:internet

Đền Cô: được xây dựng từ rất lâu, hiện đang thờ Cô Bé. Theo như lời kể thì Cô Bé là con nhà trời, tọa lại tại đây để cùng Mẫu Tây Thiên giúp dân, giúp nước. Bên cạnh đền là suối Giải Oan và một cái giếng cổ, nước suối trong mát và rất thiêng.

Khung cảnh xung quanh hai ngôi đền rất đẹp với thảm thực vật phong phú, không khí trong lành, thoáng đãng, rất thanh nhã và bình yên.

Đền Cô-ảnh:internet Đền Cô-ảnh:internet Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên

Đền Thượng

Đền Thượng là nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên-vị thần chủ Tây Thiên và nữ chúa vùng đất Tam Đảo. Tương truyền, Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu được sinh ra từ khí thiêng của ngọn núi Tam Đảo, kết duyên cùng vua Hùng thứ 7. Bà đã có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa…công lao vô cùng to lớn.

Ngôi đền có diện tích gần 5.000m2 với kiến trúc cổ kính, khuôn viên thoáng rộng và phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Bên trong đền, tượng Quốc Mẫu Tây Thiên đặt trang trọng ở chính giữa, rất uy nghiêm, thanh tịnh, luôn được nhang khói nghi ngút.

Ngày 15/2 Âm lịch-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Ngày 15/2 Âm lịch-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Tượng Mẫu-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Tượng Mẫu-Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên

Hàng năm, lễ hội Tây Thiên được tổ chức trong ba ngày từ 15/2 âm lịch thu hút hàng vạn du khách thập phương tham gia. Không khí lễ hội nhộn nhịp làm cho cả vùng trời Tây Thiên như bừng sáng. Người dân địa phương tổ chức lễ rước kiệu linh đình, rộn rã theo phong tục xưa và vẫn tiếp tục cho tới tận ngày nay.

Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Fb.Đền Quốc Mẫu Tây Thiên
Lễ rước kiệu-Fb.Nguyễn Thị Giang Lễ rước kiệu-Fb.Nguyễn Thị Giang

Một loại hình tín ngưỡng dân gian thờ Thánh Mẫu được truyền tụng từ đời này sang đời khác là hầu đồng cũng được biểu diễn tại đây. Hình thức nhập hồn trong khung cảnh thờ cúng, các bài ca văn vần về sự tích của các vị thần linh, câu chuyện về Quốc Mẫu kích thích sự thăng hoa, giao cảm với thế giới thần thánh của những người tham gia. Dường như, thế giới tâm linh đã đến gần hơn với đời sống qua những buổi hầu đồng như thế này.

Hầu đồng- ảnh: internet Hầu đồng- ảnh: internet

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên không chỉ là nơi thờ cúng, bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân mà còn là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.

Fb. Nông Yến Fb. Nông Yến
Fb. Trang Thu Lê Fb. Trang Thu Lê

Thác Bạc

Thác Bạc là điểm nhấn độc đáo, góp phần tạo nên cảnh quan non nước hữu tình cho thắng cảnh Tây Thiên. Đúng như tên gọi, Thác Bạc cao, rộng-trắng xóa, mềm mại như một dải lụa trắng nổi bật trên nền xanh thẳm của những tán cây rừng. Ngồi trên cáp treo lên đền Mẫu, bạn có thể nhìn thấy rất rõ con thác tuyệt đẹp này. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn chọn lối đi bộ tham quan thắng cảnh, trekking qua những con suối, đi dưới những tán cây, hít thở không khí trong mát và thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên của Thác Bạc.

Thác Bạc-ảnh: internet Thác Bạc-ảnh: internet

Ăn uống, lưu trú khi đi du lịch Tây Thiên

Đến với Tây Thiên Vĩnh Phúc, bạn nên ăn thử những đặc sản sau:

-         Rau và củ su su -đặc sản số 1 của vùng đất Tam Đảo. Su su Tam Đảo sau khi chế biến có vị ngọt thanh, thơm ngon và giữ được màu xanh tự nhiên. Su su là nguyên liệu của nhiều món ngon: ngọn su su xào tỏi, ngọn su su xào bò, củ su su luộc chấm kho quẹt hoặc chấm vừng…

-         Gà đồi: thịt chắc, thơm ngon, được chế biến thành nhiều món: gà đồi rang muối, gà đồi hầm, gà đồi rang mỡ hành…và ngon nhất là món gà đồi nướng đất.

-         Thịt lợn mán: thịt ngọt, thơm. Thịt lợn mán hấp, nướng hay rượu mận đều rất được lòng du khách

-         Dứa Tam Dương-đặc sản của huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc, là loại dứa mật, rất ngọt, nhiều nước

Ngọn su su-ảnh: internet Ngọn su su-ảnh: internet

Do khoảng cách từ Hà Nội đến Tây Thiên Vĩnh Phúc không quá xa nên đa số mọi người sẽ chọn đi trong ngày. Hoặc có thể kết hợp đi Tây Thiên với Đền Hùng (Phú Thọ), đi Tây Thiên với Tam Đảo. Bạn có Tham khảo một số cơ sở lưu trú ở Tam Đảo sau:

-         Chillout Village Tam Đảo-cách Tây Thiên khoảng 5.5km

-         Roses Villa-cách Tây Thiên khoảng 5.1km

-         Nhà nghỉ Dung Thắng- nằm sát chân đền Thõng Tây Thiên

-         Le Vent Homestay Tam Dao-cách Tây Thiên 5.2km

Những lưu ý khi đi Tây Thiên Vĩnh Phúc

-         Lựa chọn trang phục phù hợp, không mặc đồ quá ngắn, bó sát.

-         Nếu bạn lựa chọn đi bộ mà không đi cáp treo lên Tây Thiên, nhớ đem theo dép để vượt qua những đoạn suối dễ dàng hơn

-         Đi Tây Thiên vào mùa hè, bạn cần chuẩn bị áo dài tay, mũ rộng vành, thoa kem chống nắng.

-         Đem theo nước uống, một ít đồ ăn nhẹ

Fb. Nguyễn Thị Giang Fb. Nguyễn Thị Giang

avatar

Thúy Hằng

An editor at Stour

Something


Comments