Trải nghiệm du lịch Bát Tràng trong 1 ngày

avatar
Thúy Hằng

An editor at Stour


  • 2022 June 30
  • 5 min read
  • 266
  • 27109 Views

Nếu chỉ đi đâu đó gần Hà Nội 1 ngày, bạn đừng nên bỏ qua điểm đến Bát Tràng để có thêm trải nghiệm về văn hóa, nghệ thuật và những tấm hình check in cực hot

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt-ảnh:internet Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt-ảnh:internet

Làng gốm Bát Tràng ở đâu

Bát Tràng là làng nghề gốm sứ lâu đời nằm ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”. Địa danh này có từ thời nhà Lê và cho đến ngày nay, đã trở thành khu du lịch Bát Tràng với rất nhiều hoạt động, trải nghiệm thú vị thu hút du khách.

Nên đi Bát Tràng vào thời điểm nào

Bạn có thể đến chơi làng gốm Bát Tràng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Theo kinh nghiệm du lịch Bát Tràng thì bạn nên đi vào dịp ngày 8 – 13/2 âm lịch hàng năm để kết hợp tham gia lễ hội đình Vạn Phúc với nhiều hoạt động ý nghĩa, sôi nổi.

Đến làng gốm Bát Tràng như thế nào

Bạn có nhiều lựa chọn về phương tiện để đến chơi làng gốm Bát Tràng:

-         Di chuyển bằng ô tô, xe máy:

+ Đi lối cầu Chương Dương: https://goo.gl/maps/ru6pPgSmYHKjNZzv9

+ Đi lối cầu Vĩnh Tuy: https://goo.gl/maps/JHJWF7s9DgJhbj8F6

-         Di chuyển bằng xe bus: từ các địa điểm trong nội thành Hà Nội, bạn bắt xe đến trạm trung chuyển Long Biên. Sau đó, bắt xe bus 47 đi Bát Tràng.

-         Di chuyển bằng đường sông: bạn book tour du lịch sông Hồng đi qua làng gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử. Giá tour dao động từ 300k đến 400k/khách. Đây là phương thức di chuyển mới lạ, sẽ đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn.

Địa điểm vui chơi, tham quan ở khu du lịch Bát Tràng

Làng cổ Bát Tràng

Bước vào làng cổ Bát Tràng với kiến trúc cổ kính, mộc mạc-du khách như được trở về với miền kí ức xưa, đầy hoài niệm. Bạn sẽ được ngồi trên những chiếc xe trâu kéo để đi tham quan quanh làng-rất độc đáo, dân giã.

Ảnh: Fb. Halo Hà Nội Ảnh: Fb. Halo Hà Nội Ảnh: Fb. Bát Tràng Village Ảnh: Fb. Bát Tràng Village

Một số điểm đến nổi bật tại làng cổ Bát Tràng có thể kể đến như: nhà cổ Vạn Vân, đình làng Bát Tràng.

Nhà cổ Vạn Vân gồm 3 gian nhà hợp thành, trong đó, gian ngoài cùng là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm. Vạn Vân có nghĩa là những áng mây lành hội tụ- nơi trưng bày hơn 300 hiện vật gốm cổ Bát Tràng niên đại từ thế kỷ XV – XIX. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm sứ truyền thống hết sức tinh xảo như: điếu bát, điếu voi, bình vôi, củ tỏi, lọ rồng, đĩa, lư hương, các bản dập hoa văn nổi... Trong không gian của khu nhà cổ, du khách bắt gặp những hình ảnh rất đỗi bình dị và mộc mạc của làng quê Việt Nam với những chiếc thuyền, cối xay lúa, chiếc nia bên bức tường gạch cũ phủ màu rêu, gốc cau, giếng nước bên dưới là thảm cỏ mịn cùng vại nước, gáo dừa, cụm chuối, búi tre, cây mùng... Quanh khu nhà được kê nhiều chõng tre để khách tham quan ngồi nghỉ chân, uống trà xanh, đánh cờ, vừa xem cổ vật vừa hòa mình vào thiên nhiên trong lành nơi đây. Nhà cố Vạn Vân mở cửa từ 8h-17h30 hàng ngày, các bạn chú ý thời gian để đến tham quan, thưởng thức nghệ thuật nhé.

Nhà cổ Vạn Vân-ảnh:internet Nhà cổ Vạn Vân-ảnh:internet

Đình làng Bát Tràng nằm hướng ra phía sông Hồng, là nơi thờ Thành hoàng, có ý nghĩa trang trọng như linh hồn của những làng quê Bắc Bộ xưa và cũng là địa điểm tổ chức lễ hội, các sự kiện lớn của làng.

Ảnh: Fb. VietNam Traveling Experiences Ảnh: Fb. VietNam Traveling Experiences

Sân nặn gốm

Sân nặn gốm là nơi bạn được thỏa sức sáng tạo ra các sản phẩm gốm sứ của chính mình-một trải nghiệm hết sức thú vị

Từ nguyên liệu đất sét, bàn xoay và dưới sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, bạn hãy thử một lần tỉ mỉ, kiên trì nhào nặn một “ kiệt tác” made by me. Sau khi nặn hình xong thì các nghệ nhân sẽ mang đi nung và bạn có thể được đem thành phẩm về nhà làm kỉ niệm. Quả là rất tuyệt phải không nào.

Ảnh: internet Ảnh: internet

Chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng là nơi tập trung hàng trăm cửa hàng bán đồ gốm san sát nhau. Đây là thiên đường của những món quà lưu niệm, những vật dụng xinh xắn dùng trong sinh hoạt hàng ngày hay những đồ trang trí nghệ thuật được làm hoàn toàn từ gốm sứ với đa đạng chủng loại, màu sắc, kích cỡ và giá cả phải chăng. Từ những bộ bát đĩa, ấm chén, chum vại, bình trà, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng, bình đựng hoa, vòng tay, các con vật… đều được thiết kế tỉ mỉ, vô cùng đẹp mắt do chính các nghệ nhân trong làng gốm Bát Tràng chế tác. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình các nghệ nhân nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.

Nếu là người yêu cái đẹp, đam mê nghệ thuật, thích shopping thì chắc chắn bạn sẽ mê đắm, say sưa và vô cùng hào hứng, thích thú khi đặt chân đến chợ gốm Bát Tràng. 

Ảnh: internet Ảnh: internet Ảnh: internet Ảnh: internet

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Công trình này bắt đầu xây dựng từ năm 2018 và hiện đã mở cửa cho khách vào tham quan. Đây là một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m² với một mặt hướng vào làng Bát Tràng, một mặt ngoảnh ra dòng kênh Bắc Hưng Hải. Nhìn bên ngoài, trung tâm tinh hoa làng nghề Việt là 7 khối vòng xoáy, tượng trưng cho 7 bàn xoay gốm (một công cụ không thể thiếu của nghề làm gốm truyền thống), gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách.

Ảnh: Fb.Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt Ảnh: Fb.Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt

Từng ngóc ngách, góc cạnh nào cũng đẹp, cảm tưởng như chỉ cần giơ máy ảnh lên là bạn sẽ có ngay những tấm hình check in cực xịn sò tại nơi này. Du khách nên dành thời gian đi hết trung tâm để cảm nhận được sự tinh tế và tâm huyết của những người sáng tạo, quản lí công trình nghệ thuật này. Không chỉ là nơi lưu giữ, quảng bá văn hóa của làng gốm Bát Tràng mà còn là nơi du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng những tác phẩm giá trị , đáng tự hào của làng nghề, những sản phẩm của các nghệ nhân nổi tiếng. Bên cạnh đó, cũng có những khu vực để du khách trải nghiệm làm nghề gốm, những khu vườn tạo khoảng xanh thoáng đãng, thư giãn, khu nghỉ dưỡng với tổng cộng 9 phòng cho thuê. Tầng trên cùng còn có nhà hàng, quán café view đẹp để du khách nghỉ ngơi, giải trí và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi du lịch Bát Tràng.

Fb. Lương Thị Thu Fb. Lương Thị Thu
Fb. Dương Thùy Trang Fb. Dương Thùy Trang
Fb. Lương Thị Thu Fb. Lương Thị Thu
Fb. Liễu Đàm Fb. Liễu Đàm
Quán cafe tầng 4-Fb. Tú Anh Chử Quán cafe tầng 4-Fb. Tú Anh Chử

Quán café Điện Báo Bát Tràng

Nằm đối diện  trung tâm tinh hoa làng nghệ Việt, quán café Điện Báo được ví như một “ Đà Lạt thu nhỏ” với không gian xanh mát, cực chill và vô cùng hút khách. Quán mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2022 và rất nhanh chóng, trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đi du lịch Bát Tràng. Không gian ngoài trời của quán rộng và cực kì thoáng, được decor tone nâu gỗ nhẹ nhàng ấm áp. Rất nhiều chậu xương rồng mini nhỏ xinh đặt ở nhiều góc, nhiều loại hoa đẹp và view quán nhìn ra sông, khi check in lấy được cả hình ảnh của trung tâm tinh hoa làng nghề việt là những điểm nhấn đặc trưng, làm nên sự hấp dẫn của quán. Hãy thử đến Điện Báo Café một lần, các bạn nhé.

Fb. Hạanh Yêêu Fb. Hạanh Yêêu
Fb. Nguyễn Thị Nhung Fb. Nguyễn Thị Nhung
Fb. Hạanh Yêêu Fb. Hạanh Yêêu

Ẩm thực làng gốm Bát Tràng

Cùng điểm qua một vài món ngon trứ danh tại làng gốm Bát Tràng mà du khách nên ăn thử, có thể kể đến như:

-         Canh măng mực Bát Tràng: món không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày lễ của người dân Bát Tràng. Món canh nấu rất kỳ công, khéo léo nên không tanh, hương vị rất hấp dẫn. 

-         Xôi vò chè đường: món tráng miệng ngọt

-         Trà hột hoa sói: vị thơm, thanh mát mà không gây mất ngủ. Nhấp ngụm trà, thưởng thức món xôi chè hoa bưởi là thú vui của người dân làng gốm trong những ngày hội.

-         Chè kho

-         Canh bóng

-         Bánh tẻ

-         Bánh sắn nướng

Canh măng mực-ảnh:internet Canh măng mực-ảnh:internet

Giá vé tham quan, du lịch Bát Tràng 2022

-         Vé vào cổng tham quan: miễn phí

-         Vé đi xe trâu: từ 150k-200k/xe chở được tầm 10 người. Đa phần khách du lịch nước ngoài thường chọn dịch vụ này để di chuyển trong làng Bát Tràng.

-         Chơi nặn gốm tại sân nặn gốm: 10k/người. Nếu bạn muốn lấy thành phẩm đem về: giá dao động từ 40k-60k tùy sản phẩm được lấy ngay hay nung đốt

-         Tham quan trung tâm tinh hoa làng nghề Việt:

+ Vé tham quan: 30k/người

+ Tùy theo các nhu cầu trải nghiệm, du khách đóng thêm các khoản phí từ 20k đến 50k.

Đi chơi Bát Tràng cần lưu ý gì

-         Hàng hóa được trưng bày là đồ gốm sứ, dễ vỡ. Do đó, bạn cần đi lại cẩn trọng, tránh làm rơi vỡ các sản phẩm trưng bày.

-         Nên đi chơi các điểm tham quan trước sau đó mới mua quà lưu niệm để không phải mang nhiều đồ khi di chuyển

-         Khi đi chợ gốm, nên tham khảo giá từ trước để mặc cả cho hợp lí.

-         Kiểm tra kỹ các sản phẩm gốm trước khi thanh toán.

 


avatar

Thúy Hằng

An editor at Stour

Something


Comments